Học tập đạo đức HCM

Để nông dân có thể góp vốn với DN

Thứ tư - 15/03/2017 10:38
Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại HN đã gửi tới Dân Việt bài viết thẳng thắn chỉ ra những tồn tại yếu kém của nền nông nghiệp VN mà trọng tâm là mối quan hệ hữu cơ giữa sản xuất nông nghiệp và hệ thống phân phối.

de nong dan co the gop von voi dn hinh anh 1

Vingroup đã và đang hợp tác, hỗ trợ với nông dân sản xuất rau sạch

Giao dịch nông sản vòng vèo, địa chỉ không ổn định

Chúng ta có hơn 70% dân số làm nông nghiệp, song chỉ đóng góp 20% GDP. Hà Lan có 2-4% lao động nông nghiệp nhưng đóng góp đến 40% GDP của đất nước họ.  

Khi sản xuất họ bị ép cấp, ép giá cả đầu vào và đầu ra, sản xuất manh mún nhỏ lẻ. Do vậy năng suất thấp, giá cả cao và chất lượng không ổn định. Hao hụt trong sản xuất, dự trữ vận chuyển là khá lớn. Phí và thuế còn đè nặng trên vai các sản phẩm nông nghiệp. Họ ít có thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Ví dụ một con gà chịu 14 loại phí…

Thiên tai dịch bệnh và hệ thống phân phối nội địa còn yếu kém đã làm cho nông sản Việt Nam bị thua thiệt rất nhiều. Những người sản xuất ra của cải vật chất ra cho xã hội thường có lợi nhuận thấp hơn các khâu trung gian phân phối trên thị trường. Giao dịch hàng hóa nông sản ở Việt Nam phức tạp, vòng vèo, địa chỉ không ổn định, chi phí cao. Người sản xuất và người tiêu dùng đều bị thiệt thòi khi tiêu thụ các sản phẩm Việt.

Về đầu tư cho nông nghiệp, theo Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam, vốn đầu tư vào lĩnh vực này chỉ chiếm có 6% trên tổng số vốn đầu tư của toàn nền kinh tế. Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD, Việt Nam hỗ trợ nông nghiệp chiếm 7%, trong khi đó, các nước như Trung quốc hỗ trợ 20%, Nhật Bản Hàn Quốc hỗ trợ từ 55% - 60%.

Theo khảo sát nhanh của Viện chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam thì 63% doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp kêu khó về đất đai, 70% khó khăn về tiếp cận vốn tín dụng, 82,5% chưa tiếp cận được bảo hiểm, 77% khó tiếp cận về khoa học công nghệ.

Hiện nay đã có một số tập đoàn lớn như Vinamilk, FPT, Th True Milk, Hòa Phát.v.v đầu tư bài bản vào nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam cũng như ở một số nước khác. Một ví dụ cụ thể, tập đoàn Vingroup đã đầu tư để hình thành chuỗi cung ứng nông sản sạch cho hệ thống phân phối của mình và tiến tới các chuỗi phân phối khác trên thị trường Việt Nam. Điều cần lưu tâm là họ thực hiện nhiệm vụ bán lẻ nhưng có mối quan hệ rất nhân văn , rất tiên phong, rất dũng cảm với các nhà cung ứng thực phẩm sạch và nông sản sạch.

Mối quan hệ giữa nông dân, nhà cung ứng nông sản với một số siêu thị còn có những trục trặc chưa được giải quyết thấu đáo như chiết khấu, gửi hàng và chi phí đứng trên kệ hàng khá cao và chưa hợp lý, thanh toán chậm, chiếm dụng vốn của nhà cung ứng,v.v. Một nền thương mại công bằng giữa người mua và người bán chưa được thiết lập đầy đủ, phần thua thiệt, lợi nhuận thấp hơn thường ở nhà sản xuất sản phẩm phục vụ cho thị trường, khâu phân phối hưởng lợi nhuận quá mức so với những gì mà mình tạo ra.

Nông nghiệp công nghệ cao của một nền công nghiệp nông nghiệp phát triển có sức cạnh tranh ở khu vực và thế giới vẫn là một ước mơ của các nhà lãnh đạo, các bộ ngành và các chuyên gia kinh tế tâm huyết trong lĩnh vực này. Hội nghị về phát triển công nghiệp nông nghiệp mấy ngày qua đã phần nào đem lại niềm tin cho toàn ngành nông nghiệp Việt Nam.

 de nong dan co the gop von voi dn hinh anh 2

Các tập đoàn lớn như Vingroup, Vinamilk, FPT, Th True Milk, Hòa Phát đã và đang đưa người nông dân trở thành công nhân nông nghiệp

Để nông dân có thể góp vốn với  DN

Đưa nền nông nghiệp Việt Nam từ sản xuất manh mún nhỏ lẻ, giá trị gia tăng thấp, sức cạnh tranh yếu, phát triển thành một nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, xây dựng chuỗi liên kết giá trị sản xuất và phân phối là  mục tiêu lớn.

Doanh nghiệp hóa nông nghiệp và đưa người nông dân trở thành công nhân nông nghiệp. Sản phẩm nông nghiệp sẽ tạo ra những chuỗi giá trị hiệu quả, có sức cạnh tranh trên thị trường nội địa cũng như xuất khẩu, cung cấp những sản phẩm có chất lượng và thương hiệu.

Chính phủ đã dành một gói tín dụng 50.000 tỷ cho phát triển nông nghiệp Việt Nam. Gói tín dụng này sẽ hỗ trợ cho tất cả các tổ chức cá nhân nào tham gia vào phát triển nông nghiệp công nghệ cao của đất nước, không chỉ ngân hàng, nông nghiệp và phát triển nông thôn hỗ trợ mà mở rộng ra nhiều ngân hàng khác để phục vụ nông nghiệp một cách kịp thời. Người nông dân có thể góp vốn với doanh nghiệp nông nghiệp và họ trở thành 1 cổ đông thực sự. Quỹ khoa học công nghệ phát triển dành 2% kinh phí cho nghiên cứu khoa học phải nghiên cứu đúng địa chỉ và có hiệu quả thiết thực.

Có thể nói,muốn việc xây dựng một nền công nghiệp bán lẻ, một hệ thống phân phối vững mạnh ở một đất  nước thì không thể không phát triển một nền sản xuất có sức cạnh tranh cao và quy mô ngày càng lớn, cung ứng vững chắc cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.

Một khi sản phẩm nông nghiệp đã có quy mô lớn, sản xuất mang tính chất hàng hóa, có khả năng cạnh tranh thì vai trò tiếp nối của hệ thống phân phối là vô cùng quan trọng, với hệ thống 9000 chợ, 700 siêu thị và 125 trung tâm thương mại, 2 triệu tiểu thương buôn bán lẻ sẽ kết nối thành một mạng lưới đảm bảo ổn định lâu dài đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, nhất là nông nghiệp sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng xã hội.

Tác giả bài viết: Vũ Vinh Phú - Danvietvn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập295
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại197,944
  • Tổng lượt truy cập92,575,608
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây