Học tập đạo đức HCM

Dịch bệnh trên tôm cơ bản được khống chế

Thứ ba - 10/06/2014 23:05
Đầu tháng 5, dịch bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy ở tôm trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp nhưng với sự tập trung cao của ngành chuyên môn cùng chính quyền các địa phương, các loại dịch bệnh cơ bản đã được khống chế. Tuy nhiên, cuối vụ nuôi, thời tiết vẫn diễn biến bất thường, người dân cần chủ động phòng ngừa để vụ tôm xuân hè đạt hiệu quả cao.

 

Vụ tôm xuân hè vừa xuống giống chưa đầy tháng thì tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện dịch bệnh gan tụy, đốm trắng làm người dân bất an, lo lắng. Bà Đặng Thị Thu Hoàn – Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y cho biết: Năm nay, dịch bệnh ở tôm xuất hiện sớm, chiếm tỷ lệ khá cao so cùng thời điểm với các năm trước. Từ đầu tháng 5 đến nay, toàn tỉnh có hơn 56 ha nuôi tôm tại các huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Lộc Hà, Nghi Xuân bị dịch bệnh đốm trắng và gan tụy. Những diện tích bị dịch bệnh chủ yếu tại các vùng nuôi tôm quảng canh, không được chú trọng đầu tư, cải tạo ao đầm sơ sài, sử dụng con giống trôi nổi, giám sát môi trường chưa đúng quy trình kỹ thuật...

Dịch bệnh trên tôm cơ bản được khống chế
Người nuôi cần chủ động phòng ngừa dịch bệnh cho tôm, tránh thiệt hại về kinh tế

Ngay sau khi phát hiện dịch bệnh, tỉnh đã ban hành công điện yêu cầu các địa phương cùng với ngành chuyên môn vào cuộc quyết liệt để khống chế, dập dịch kịp thời và hiệu quả. Theo đó, ngành chuyên môn cắt cử cán bộ trực tiếp xuống tận các vùng xẩy ra dịch bệnh, kiểm tra, chẩn đoán, lấy mẫu xét nghiệm làm rõ tác nhân gây bệnh, đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương triển khai đồng bộ các biện pháp khống chế, dập dịch. Ngành đã kịp thời cấp 9.375 kg hóa chất Chlorine để người dân xử lý ao nuôi bị dịch bệnh. Chính quyền địa phương chỉ đạo giám sát người dân khoanh vùng, cách ly, tuyệt đối không xả nước ra ngoài; rắc vôi bột ngăn chặn các loài vật trung gian có thể gây bệnh cho các vùng nuôi khác...

Nhờ phát hiện sớm, xử lý kịp thời nên dịch bệnh trên tôm cơ bản được khống chế. Trong tổng số 56 ha bị dịch bệnh, hiện chỉ còn 13,3 ha có dịch chưa qua 21 ngày (Nghi Xuân 10,1 ha, Kỳ Anh 1,9 ha và Lộc Hà 1,3 ha). Những diện tích này đã qua 15 ngày và đang được giám sát chặt chẽ.

Chỉ còn hơn 1 tháng là đến kỳ thu hoạch vụ tôm xuân hè, trong khi đó thời tiết đang diễn biến phức tạp, nắng nóng kéo dài tác động đến môi trường nước, độ pH ảnh hưởng rất lớn đến sức đề kháng của tôm, tiềm ẩn nguy cơ xẩy ra dịch bệnh cao... Theo kỹ sư Nguyễn Hoài Thúy - cán bộ Chi cục Nuôi trồng thủy sản, thân nhiệt của tôm thay đổi theo nhiệt độ nước, thường chỉ chênh lệch với nhiệt độ nước khoảng 0,10oC, lúc môi trường nước giảm hay tăng đột ngột có thể kích thích dây thần kinh da làm mất khả năng điều tiết hoạt động của các cơ quan, phát sinh bệnh có thể gây chết hàng loạt. Bệnh vi khuẩn trên tôm nuôi phát triển mạnh, đặc biệt là bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND).

Chủ động phòng ngừa dịch bệnh cho tôm nuôi trong thời điểm cuối vụ là hết sức cần thiết, tránh thiệt hại nặng về kinh tế cho người nuôi. Vì vậy, các hộ dân phải duy trì mực nước trong ao nuôi >1,4m; tăng cường quạt nước trong những ngày nắng gắt hoặc trong khi mưa lớn giúp xáo trộn nước, tránh hiện tượng phân tầng trong ao nuôi; kiểm soát chất thải hữu cơ trong ao, dùng chế phẩm vi sinh để phân hủy hàm lượng chất hữu cơ, ổn định tảo và màu nước; tăng cường sức đề kháng cho tôm trong giai đoạn thời tiết bất lợi bằng cách bổ sung các chất khoáng, vi sinh đường ruột, beta glucan, vitamin...

Theo bà Đặng Thị Thu Hoàn, thời gian tới, cần tập trung cao độ các biện pháp phòng chống dịch, đặc biệt là các vùng nuôi tôm thâm canh (chiếm 85%) điều kiện cơ sở hạ tầng không đảm bảo; độ sâu mực nước thấp hơn so với quy định, tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh cao. Theo đó, các địa phương cần thực hiện nghiêm túc tinh thần Công điện 11 của UBND tỉnh về phòng chống dịch bệnh cho tôm nuôi. Trong đó, giám sát chặt chẽ diễn biến dịch bệnh, phát hiện sớm, báo cáo nhanh để xử lý kịp thời. Ngành chuyên môn tăng cường lực lượng xuống các địa phương chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, tuyên truyền và hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch; cung ứng kịp thời hóa chất phục vụ công tác xử lý môi trường... khi xẩy ra dịch bệnh.

Hữu Trung 
Nguồn baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập438
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại856,774
  • Tổng lượt truy cập92,030,503
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây