Học tập đạo đức HCM

Điều nguyên liệu lên cơn sốt giá

Thứ tư - 13/03/2013 22:40

Ngày 12/3, ông Nguyễn Đức Thanh – Chủ tịch Hiệp hội Điều VN khẳng định: Với giá thu mua nguyên liệu điều trong nước như hiện nay, DN chế biến XK lỗ nặng. Làm sao giải bài toán quá khó này?

BẤT ỔN NGUYÊN LIỆU!

Mùa kinh doanh, chế biến điều năm 2013 đang diễn ra sôi động với nhiều diễn biến khá lạ về mùa vụ, giá cả so với năm 2012.

Trước hết, do thời tiết bất thường, năm nay sản lượng và chất lượng điều không thuận lợi. Tổng sản lượng các DN mua vào từ đầu vụ điều đến nay chỉ trên 100.000 tấn, giá thu mua điều trong nước nhập kho cũng rất cao lên tới 29 – 30 triệu đồng/tấn. Ông Nguyễn Đức Thanh – Chủ tịch Vinacas khẳng định: “Theo tính toán của tôi, với giá điều thu mua trong nước như hiện nay, DN chế biến XK sẽ lỗ tới 330 USD/tấn!”.

Trong khi đó, điều nguyên liệu nhập khẩu lại đang rẻ hơn điều trong nước: Bờ Biển Ngà giá 950 USD/tấn, điều Nigieria giá 850 – 860 USD/tấn (dù cao hơn cùng kỳ khoảng 10%). Vì thế, giải pháp hiện tại là các DN vẫn đảm bảo thu mua cho bà con trong nước, nhưng cũng tăng cường nguồn cung nguyên liệu nhập khẩu để đảm bảo hài hòa giá mua – bán hợp lý, giúp DN không thua lỗ.


Bất ổn về nguyên liệu đang khiến DN điều VN gặp khó!

Tuy nhiên, khó khăn nhất hiện nay là nhiều nước Châu Phi trước đây chỉ bán nguyên liệu thô cho VN và các nước, thì này họ nhập máy móc về tự chế biến để XK (trong đó rất nhiều máy móc họ mua từ VN). Nguồn nguyên liệu nhập khẩu (chiếm tới 40 – 50% cho nhu cầu chế biến hàng năm của DN VN) không còn dễ dàng như trước và ngày càng bấp bênh. Ngoài ra, chất lượng nguyên liệu nhập từ Châu Phi không ổn định nên việc khắc phục hạn chế về VSATTP rất khó khăn. Năm 2012 đã có một số lô hàng khách quốc tế từ chối nhận, đặc biệt là hàng cấp thấp.

Theo Vinacas, ngoài yếu tố nguyên liệu, hiện VN đang có quá nhiều đầu mối XK (330 đầu mối), trong đó DN có chứng chỉ ISO, HACCP rất ít. “Bộ NN-PTNT đã quy định điều kiện VSATTP cho các cơ sở chế biến XK, nhưng năm ngoái đi kiểm tra ở 4 tỉnh trọng điểm là Bình Phước, Đồng Nai, Long An và Bình Dương thì có tới quá nửa cơ sở không đạt tiêu chuẩn!” – ông Thanh nói.

Ông Phạm Văn Công - Giám đốc Cty cổ phần Nhật Huy (ấp Phú Hòa, xã Hòa Lợi, huyện Bến Cát, Bình Dương) cũng cho biết, thời gian qua có một số lô hàng nhập từ Châu Phi có chất lượng thấp là do tại nhiều nước xảy ra chiến tranh, chẳng hạn như Bờ Biển Ngà, nông dân không thể phơi nguyên liệu khi thu hoạch khiến chất lượng giảm đi...

GIÁ CÓ TĂNG ĐỘT BIẾN?

Liên quan đến thông tin đồn thổi giá điều thô sẽ còn tăng rất cao trong thời gian tới, Chủ tịch Vinacas nhận định: Đó là dự đoán của những người đang trữ điều nguyên liệu. Tâm lý trữ hàng là vì VN mất mùa điều. Tuy nhiên, Vinacas khảo sát các vùng điều lớn ở Tây Phi, Ấn Độ cho thấy sản lượng sẽ tăng hơn cùng kỳ. Bờ Biển Ngà mùa vụ diễn ra bình thường, Nigieria cũng tốt hơn năm ngoái, Brazin và Đông Phi chưa tới vụ. Như vậy, việc VN có mất mùa cũng không ảnh hưởng quá lớn đến cung – cầu nguyên liệu toàn cầu. Hơn nữa, VN chỉ đứng thứ 4 thế giới về sản lượng nguyên liệu điều (sau Ấn Độ, Bờ Biển Ngà và Brazin). Vì thế, Vinacas khuyến cáo hội viên cần hết sức thận trọng, việc kỳ vọng cuối năm nay giá điều tăng đột biến rất khó diễn ra.

Một tín hiệu khả quan hiếm hoi về giá bán khi Vinacas dự báo: Nhu cầu thị trường nhân điều năm nay sẽ tăng cao hơn, trong khi tồn kho nguyên liệu thấp (chưa bằng 50% so với những năm trước). Cụ thể, năm 2011 tồn kho nguyên liệu chuyển qua cho năm 2012 là trên 200.000 tấn, thì năm 2012 tồn kho chuyển qua cho năm 2013 chỉ khoảng 100.000 tấn.

Đồng quan điểm, ông Phạm Văn Công cũng khẳng định sẽ không thể xảy ra việc giá nguyên liệu còn tăng thêm cả chục triệu đồng mỗi tấn. Đơn giản là DN chế biến XK sẽ lỗ rất lớn và người tiêu dùng quốc tế sẽ chuyển qua các loại hạt khác như hạt dẻ, óc chó… vốn phù hợp với khẩu vị của họ.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của NNVN, các nhận định trên dường như không quá sát với thực tế đang diễn ra tại nước trồng điều “hàng xóm” Campuchia. Nhiều ngày qua, tại đây luôn “nóng” hừng hực vì DN các nước đổ xô đến tranh mua. Hàng năm, Campuchia cung cấp từ 50.000 – 70.000 tấn điều thô cho DN VN, nhưng vùng nguyên liệu “sân sau” này hiện có cả thương nhân Trung Quốc qua đây lập trạm thu mua và cả thương nhân Ấn Độ tìm đến giành giật. Chính phủ Campuchia cũng không can thiệp, ai đến mua cũng đều được chào đón khiến giá nguyên liệu điều bị đẩy lên rất cao, từng ngày.

Những diễn biến hết sức bất thường về mùa vụ, giá cả đang đòi hỏi các DN ngành điều cần hết sức tỉnh táo. Việc thu gom nguyên liệu với giá ngất ngưởng, thậm chí bất chấp chất lượng tốt xấu sẽ là một “canh bạc” lớn.

 
Theo nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập80
  • Hôm nay35,031
  • Tháng hiện tại992,390
  • Tổng lượt truy cập93,370,054
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây