Học tập đạo đức HCM

Đối thoại hợp tác nông nghiệp Việt - Lào

Thứ hai - 21/07/2014 03:24
Bộ trưởng Vilayvanh Phôm Khê đánh giá cao các dự án hợp tác đầu tư mà Bộ NN-PTNT Việt Nam triển khai tại Lào.

Trong khuôn khổ Hội nghị thường niên giữa Bộ NN-PTNT Việt Nam và Bộ Nông lâm nghiệp Lào 2014 (Việt Nam, từ 18-21/7/2014), sáng 20/7/2014, tại TP Vinh, Bộ trưởng Cao Đức Phát và đoàn công tác của Bộ NN-PTNT đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Vilayvanh Phôm Khê và đoàn công tác của Bộ Nông Lâm nghiệp nước Cộng hòa DCND Lào.

Tại cuộc hội đàm, hai Bộ trưởng đánh giá cao mối tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt, keo sơn gắn bó giữa Đảng, Chính phủ và nhân dân hai nước Việt – Lào trong suốt thời gian qua cũng như sự hợp tác toàn diện, mọi mặt giữa hai nước, nhất là những hợp tác và đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp giữa hai nước.

Hai Bộ trưởng bày tỏ sự nhất trí cao trong việc cho phép các doanh nghiệp của hai nước tiếp tục giao lưu, hợp tác và trao đổi, chuyển giao các tiến bộ KHKT trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp để nâng cao hiệu quả kinh tế cho các doanh nghiệp cũng như của 2 nước trong thời gian tới.

Bộ trưởng Vilayvanh Phôm Khê đánh giá cao các dự án hợp tác đầu tư mà Bộ NN-PTNT Việt Nam triển khai tại Lào. Trong đó có các dự án thủy lợi, cải tạo đồng ruộng phát triển diện tích lúa nước; dự án phát triển chăn nuôi trâu bò đã mang lại những thành tựu thiết thực cho nhân dân các bộ tộc Lào. Các dự án mà Bộ NN-PTNT Việt Nam triển khai tại Lào trong thời gian qua, ngoài việc góp phần nâng cao tổng sản lượng lúa nước, tăng trưởng nhanh đàn trâu, bò... còn góp phần đào tạo, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ KHKT nông nghiệp cho Lào.

Bộ trưởng Vilayvanh Phôm Khê cũng đánh giá cao hiệu quả của dự án trồng mới gần 30.000 ha cao su tại Lào của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Đồng thời kiến nghị phía Việt Nam tiếp tục cử chuyên gia từ Viện Chính sách và chiến lược PTNNNT sang giúp phía Lào hoạch định các chính sách nông nghiệp, về “tam nông”. Đồng thời đầu tư tiếp các dự án mới tại Lào để biến các sản phẩm nông nghiệp của Lào sớm thành hàng hóa, nhất là ngô, cao su và các sản phẩm trong lĩnh vực chăn nuôi.

Bộ trưởng Vilayvanh Phôm Khê cho rằng trong SX nông nghiệp ở Lào hiện nay còn có 3 vấn đề khó khăn: Thứ nhất là nguồn vốn để phát triển SX; thứ hai là chế biến sau thu hoạch; thứ ba là thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Bộ trưởng Cao Đức Phát nhất trí cao các đề xuất mà Bộ trưởng Vilayvanh Phôm Khê đưa ra và đề nghị các cơ quan chức năng tìm giải pháp để tháo gỡ.

Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng để thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại 2 chiều tiếp tục phát triển, hai Bộ sẽ đưa các vấn đề trên vào biên bản ghi nhớ làm cơ sở đề nghị Chính phủ xem xét và xử lý.

18-33-18_20140720_173349
Hội nghị giữa 2 Bộ

Về quan hệ hợp tác giữa các địa phương hai bên tuyến biên giới, Bộ trưởng Cao Đức Phát đồng ý và khuyến khích các địa phương chủ động hợp tác vừa góp phần tăng cường hơn nữa tình đoàn kết hữu nghị gắn bó đặc biệt giữa hai nước vừa đảm bảo lợi ích kinh tế cho cả 2 bên. Trong quá trình hợp tác giữa các địa phương, nếu nảy sinh những vấn đề gì khó khăn, vướng mắc thì các địa phương cứ đề xuất với 2 Bộ và 2 Chính phủ để cùng nhau tháo gỡ.

Trong khuôn khổ cuộc đối thoại hợp tác, dưới sự chủ trì của 2 Bộ trưởng, ông Trần Kim Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN-PTNT) đã thay mặt Bộ NN-PTNT chia sẻ kinh nghiệm của Bộ trong công tác chuẩn bị tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015, thay vì năm 2020 như dự kiến.

Theo đó, Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ trở thành một thị trường chung với trên 600 triệu dân và tổng GDP hàng năm sẽ lên tới 2.000 tỷ USD. Tại AEC các vấn đề tự do thương mại về đầu tư, chu chuyển vốn, lao động, dịch vụ sẽ được triển khai. Điều đó sẽ giúp Việt Nam tăng thêm khối lượng trao đổi thương mại với thị trường nội khối, trong đó thương mại nông sản giữ một vị trí quan trọng với gạo, thủy sản, rau quả... Vì vậy, để tăng khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm nông sản, bên cạnh việc tăng cường hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ, tăng cường vai trò HTX nông nghiệp để kết nối với thị trường, thời gian qua Việt Nam đã và đang tích cực xây dựng và áp dụng các quy trình SX và chế biến VietGAP, ASEAN GAP, Global GAP hoặc EuroGAP; HACCP... để phù hợp với các yêu cầu thị trường nhập khẩu của quốc tế và khu vực...

Tại cuộc đối thoại và trao đổi giữa các cơ quan hữu quan, doanh nghiệp và các nhà đầu tư, Bộ trưởng Vilayvanh Phôm Khê đã đặt vấn đề với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam cần phải quan tâm đến 2 vấn đề, sau khi đã trồng mới gần 30.000 ha cao su tại Lào là sớm triển khai xây dựng nhà máy chế biến mủ cao su ở Lào; đồng thời quan tâm đến việc cải thiện đời sống cho người trồng cao su tại Lào.

Bộ trưởng Vilayvanh Phôm Khê cũng đặt vấn đề mời ông Trương Văn Hiền, TGĐ Tổng công ty CP Vật tư nông nghiệp Nghệ An sang thăm Lào và có kế hoạch đưa giống ngô LVN14 sang Lào làm mô hình SX để đưa ra SX đại trà, thay thế giống ngô lai năng suất thấp hiện đang trồng phổ biến tại Lào.

Bộ trưởng Vilayvanh Phôm Khê mong rằng Tổng công ty CP Vật tư Nông nghiệp Nghệ An sẽ đầu tư dây chuyền SX phân bón NPK đồng thời liên doanh với các nhà máy SX phân hữu cơ của Lào nhằm khai thác tối đa nguồn phân hữu cơ (phân dơi) đang rất tiềm năng tại Lào.

Kết thúc cuộc đối thoại, Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định: Việt Nam coi sự hợp tác chặt chẽ và toàn diện với nước Cộng hòa DCND Lào và cộng đồng ASEAN, ngoài trách nhiệm, nghĩa vụ còn để giúp Việt Nam tích cực hội nhập sâu vào nền kinh tế thương mại của khu vực và thế giới. Tuy nhiên, trong quá trình tự do hóa thương mại trong nội khối, sẽ có một số thách thức đòi hỏi mỗi nước phải cố gắng để vượt qua.

Thời gian qua, trong lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam đang tập trung nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm để tăng tính cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế. Điều đáng quan tâm là trong nội khối ASEAN, giữa chúng ta có nhiều loại sản phẩm tương đồng sẽ phải cạnh tranh với nhau. Bởi thế, bên cạnh việc cùng nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của mình, giữa Việt Nam và Lào cần có sự phối hợp để đưa ra các quy chế, chính sách thống nhất nhằm thúc đẩy kinh tế của 2 nước phát triển đồng thời tìm kiếm đầu ra ổn định cho các sản phẩm của chính mình.

Theo nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập195
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại189,493
  • Tổng lượt truy cập90,252,886
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây