Học tập đạo đức HCM

Giá đường giảm mạnh, nông dân có bỏ cây mía?

Thứ năm - 28/08/2014 19:59
Hiện nay giá bán buôn đường trắng trên thị trường chỉ còn trên dưới 12.500 đồng/kg, thấp nhất trong ba năm gần đây. Nhiều nhà máy đường (NMĐ) chỉ hoà vốn và có lãi ít, có trường hợp thua lỗ. Tuy vậy, người nông dân vẫn đang cầm cự chứ chưa bỏ cây mía.
Đây là nhận định của ông Hà Hữu Phái, chuyên gia ngành mía đường và đại diện Hiệp hội mía đường tại Hà Nội khi trao đổi với  phóng viênliên quan đến câu chuyện nông dân bỏ mía thời gian gần đây. Ông Phái cũng cho hay, trong điều kiện hội nhập quốc tế và khu vực ngày càng sâu rộng thì ngành đường có nguy cơ tụt hậu hơn nữa.
 
Ông có thể cho biết thực hư chuyện nông dân bỏ mía thời gian qua do giá mua mía của các NMĐ thấp, không đủ bù chi phí sản xuất?
Thực tế do giá đường liên tục giảm nên giá mua mía từ người nông dân cũng giảm theo. Trong khi đó, giá đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu, nhân công lại tăng lên dẫn tới tỷ suất lợi nhuận của người trồng mía giảm dần. Theo khảo sát của Hiệp hội Mía đường Việt Nam, tỷ suất lợi nhuận trên giá thành sản xuất mía mấy vụ qua giảm: từ vụ 2011-2012 đến vụ 2012-2013 giảm từ 50,4% xuống 33,4%; ở Đông Nam Bộ và ở Đồng bằng sông Cửu Long giảm từ 36,5% xuống 24%.
 
 
Còn vụ 2013-2014 thì hiện chưa có số liệu khảo sát nhưng có thể hình dung chi phí đầu vào tiếp tục tăng nhưng giá bán mía lại giảm thì tỷ lệ lợi nhuận trên giá thành sản xuất mía càng thấp nữa và tình trạng nông dân ở một số nơi không còn mặn mà với cây mía cũng là điều dễ hiểu.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vụ sản xuất 2014-2015, tuy diện tích mía giảm 9.400 héc ta, nhưng diện tích mía cả nước vẫn đạt 300.000 héc ta và sản lượng đường theo kế hoạch sản xuất vẫn là 1,6 triệu tấn, bằng kết quả vụ 2013-2014.
Như vậy, theo số liệu, hầu hết nông dân trồng mía vẫn còn gắn bó với cây mía. Với dự báo cung cầu đường thế giới vụ 2014-2015 là cân bằng thì giá đường có khả năng hồi phục và điều này sẽ tạo điều kiện để các NMĐ quan tâm nhiều hơn đến việc đầu tư cho cây mía và để nông dân có thu nhập tốt hơn.
 
Khó khăn mà ngành mía đường hiện nay đang gặp phải là gì khiến các NMĐ phải giảm giá thu mua mía của nông dân, thưa ông?
Vấn đề của ngành đường hiện nay là giá thành sản phẩm đường cao và tồn kho lớn. Giá thành cao làm cho sản phẩm đường trong nước không đủ sức cạnh tranh với đường nhập khẩu từ Thái lan trong khuôn khổ cam kết với Tổ chức Thương mại Thế giới và trong nội khối Asean và tất nhiên càng không cạnh tranh được với đường nhập lậu cũng từ Thái Lan. Nếu đường nhập khẩu chính ngạch chỉ trên 70.000 tấn mỗi năm thì đường nhập lậu lên tới 300.000-500.000 tấn/năm.
Hơn nữa, tồn kho lớn làm cho các khoản nợ ngân hàng thêm chồng chất trong khi giá bán đường liên tục giảm. Hiện nay giá bán buôn đường trắng trên thị trường chỉ còn trên dưới 12.500 đồng/kg, thấp nhất trong gần 3 năm nay. Nhiều nhà máy đường chỉ hoà vốn và có lãi ít, có trường hợp thua lỗ.
 
Có phải do được bảo hộ quá lâu nên sản phẩm ngành mía đường không thể cạnh tranh nổi với các nước?
Thời gian qua, các nhà máy đường đã có nhiều cố gắng đầu tư hoàn thiện công nghệ, nâng hiệu quả sản xuất đường lên ngang mức trung bình của thế giới, thậm chí một số nhà máy đường được xếp vào hàng tiên tiến của thế giới. Nhưng do giá mía nguyên liệu và chi phí đầu vào cao nên đường trong nước không thể cạnh tranh nổi với đường nhập khẩu.
Ở nước ta, giá mua mía có trữ đường 10 CCS là 45 đô la Mỹ/tấn, trong khi ở Thái Lan chỉ 30-32 đô la Mỹ/tấn; giá phân bón ở nước ta cao hơn ở Thái Lan ít nhất 15%; lãi vay vốn ngân hàng hiện nay đã thấp hơn trước, khoảng 9% nhưng ở Thái Lan chỉ là 3,5 đến 4%.
Thứ hai là chi phí vận chuyển ở nước ta cực kỳ cao. Chi phí vận chuyển 1 tấn mía trên quãng đường 60 km ở nước ta phải mất 6 đến 7 đô la Mỹ, nhưng ở Thái Lan chỉ dưới 3 đô la Mỹ. Đó là do đường sá của họ tốt, xe trọng tải lớn được phép đi qua, trong khi đó ở ta đường sá kém chất lượng và đang cấm xe vượt tải.
Thứ ba là các nhà máy đường của ta cũng không có được lợi thế như ở Thái Lan trong việc phát điện cho lưới điện quốc gia. Ở Thái Lan, giá bán điện sản xuất từ bã mía là 7,5 đến 8 cent/kwh còn ở ta theo quy định hiện tại là 5,8 cent/kwh, nhưng không doanh nghiệp nào bán được mức giá này, mà chỉ bán được ở mức dưới 5 cent/kwh do các nhà máy điện từ bã mía vẫn chưa nằm trong vùng quy hoạch lưới điện quốc gia.
 
Vậy chẳng lẽ các doanh nghiệp mía đường trong nước bó tay với đường nhập khẩu?
Nếu giá đường cứ thấp mãi thì các nhà máy đường cũng đuối sức dần và việc đầu tư cho cây mía cũng bị giảm sút. Mía giảm thì đường sản xuất ra giảm. Như thế không thể nói tới việc phát triển bền vững. Trong điều kiện hội nhập quốc tế và khu vực ngày càng sâu rộng thì ngành đường có nguy cơ tụt hậu hơn nữa.
Để ngành đường nước ta tồn tại và phát triển có hai vấn đề lớn cần được giải quyết là nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm đường trong nước và chống nhập lậu đường.
Trước hết về nâng cao năng lực cạnh tranh, các nhà máy đường phải tiếp tục hoàn thiện công nghệ sản xuất, áp dụng kỹ thuật tiên tiến để nâng cao hiệu suất thu hồi đường, nâng cao chất lượng, sản phẩm và giảm chi phí chế biến, tận dụng mọi tiềm năng để giảm chi phí. Bên cạnh đó là chăm lo xây dựng vùng mía bền vững, cùng nông dân phấn đấu giảm chi phí sản xuất. Ngoài ra, để giảm chi phí sản xuất mía cần thực hiện hàng loạt giải pháp đồng bộ về giống, cơ giới hoá, thuỷ lợi, giao thông…
Về chống buôn lậu đường, điều này cần sự quyết tâm vào cuộc của cơ quan chức năng. Hiệp hội cũng đã góp công sức, tiền của nhưng mọi chuyện vẫn chưa được cải thiện nhiều.
 
Xin cảm ơn ông!
Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập259
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm256
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại192,309
  • Tổng lượt truy cập90,255,702
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây