Học tập đạo đức HCM

Nuôi gà VietGAP

Thứ ba - 26/08/2014 03:10
Đã có 8 trang trại chăn nuôi ở tỉnh Đồng Nai được cấp chứng nhận SX nông nghiệp tốt (VietGAP) và hơn 100 cơ sở được cấp giấy chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn dịch bệnh.

72.000 gà VietGAP

Ông Nguyễn Thanh Phi Long, chủ trang trại gà ở ấp Tân Lập 1, xã Cây Gáo, huyện Trảng Bom cho biết: “Chăn nuôi theo mô hình VietGAP là xu thế chung của hiện tại và tương lai. Vừa bảo đảm nguồn thực phẩm sạch, lại có thu nhập cao hơn so với SX thông thường”.

Ông chia sẻ: "Chăn nuôi VietGAP không quá khó và tốn kém như mọi người nghĩ, tính về lâu dài là rất có lợi. Điều quan trọng trong mô hình này là việc đảm bảo vệ sinh an toàn dịch bệnh và ghi chép nhật ký SX. Đó là điều khá “lạ lẫm” với nông dân.

Là một trong những người đi tiên phong ứng dụng trang trại VietGAP tại Đồng Nai, tôi luôn tuân thủ nghiêm ngặt từ khâu ghi chép, khử trùng đối với người và phương tiện ra vào, cách ly môi trường ở và chuồng trại".

Ghé thăm trang trại của ông Long tại ấp Tân Lập 1, chúng tôi phải thực hiện các "thủ tục", gồm ghi chép tên khách tham quan, đi ủng, mặc quần áo bảo hộ, đi qua hệ thống khử trùng ngay tại cổng.

Ông Long giải thích: “Chuồng trại SX thông thường và VietGAP không hề có sự khác biệt, bất kể chuồng kín hay hở đều thực hiện được quy mô này. Yếu tố quan trọng nhất là khâu vệ sinh và ghi chép. Áp dụng VietGAP sẽ hạn chế được hầu hết các dịch bệnh có thể ảnh hưởng đến gà như dịch cúm, tả, qua đó giữ năng suất ổn định cho đàn”.

Theo ông, thông thường tỷ lệ gà chết trung bình trong các cơ sở, trang trại dao động từ 2 - 8%, nuôi quy mô lớn có thể hao hụt lên tới 16%. Những cơ sở SX thông thường hầu như không có hàng rào bảo vệ, hệ thống khử trùng, vì thế con số hao hụt đàn luôn ở mức cao. Nếu tính trên đơn vị 10.000 con/cơ sở, có 8% số gà chết sẽ tổn thất gần 5 triệu đồng và con số này sẽ càng cao hơn đối với những trang trại quy mô lớn.

Còn đối với mô hình VietGAP, ông Long kiểm tra tại trại cho đến khi xuất hàng thì tỷ lệ gà chết chỉ dao động ở mức thấp, từ 2 - 4%. Chính con số này giải thích vì sao chăn nuôi mô hình VietGAP hiệu quả cao hơn. Mỗi đợt xuất hàng như vậy, tỷ lệ chết ít đi đồng nghĩa với thu nhập cũng tăng lên, ổn định hơn.

Ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Đồng Nai cho biết: “Xây dựng cơ sở chăn nuôi đảm bảo ATVSTP là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng, giữ vững thương hiệu và ổn định đầu ra cho sản phẩm. Chúng tôi sẽ phấn đấu đến cuối năm 2014 có thêm 3 cơ sở được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP...”.

Hiện tại ông Long đã có 2 trang trại với 72.000 con gà trắng được cấp chứng nhận VietGAP trên tổng đàn 300.000 con.

Cần hỗ trợ

Khảo sát của PV tại một số hộ chăn nuôi tư nhân và gia công trên địa bàn xã Cây Gáo, nơi có tổng đàn gà lớn nhất tỉnh. Hầu hết các hộ đều chăn nuôi theo hình thức gia công cho các Cty, vì thế về con giống, thức ăn, thuốc được DN cung cấp, các hộ chỉ lo đảm bảo chuồng trại, dịch bệnh.

Trại gà của bà Đoàn Thị Huệ (ấp Tân Lập 2, xã Cây Gáo) quy mô nuôi 6.000 con gà Tam Hoàng. Tuy là nuôi chuồng hở, nhưng hệ thống lưới, hàng rào cách ly, hệ thống sưởi ấm đều được đảm bảo khá chu đáo. Bà Huệ nói: “Việc giữ vệ sinh tại chuồng trại là yếu tố chính để tránh dịch bệnh có thể lây lan đến đàn gà”.

Bà Huệ cũng theo dõi rất sát sao sự phát triển, khả năng thích ứng với điều kiện môi trường của đàn gà để kịp thời phản ứng khi có bệnh dịch xảy ra. Nhờ đầu tư tốt về chuồng trại, đảm bảo dịch bệnh, mỗi lứa gà gia đình bà đều bỏ túi vài chục triệu đồng.

Còn trang trại của chị Hoàng Thị Khuê (ấp Cây Điệp) đang nuôi 40.000 con gà trắng cũng có hệ thống khép kín hiện đại. Năm vừa rồi gia đình chị đầu tư ngót 3 tỷ đồng xây dựng chuồng trại như hệ thống quạt gió, hàng rào, chuồng lạnh, cách ly môi trường xung quanh...

Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Thanh Mai, Trưởng phòng Chăn nuôi, Chi cục Thú y tỉnh Đồng Nai, khó nhất hiện nay là giá gà chăn nuôi thông thường và gà VietGAP không chênh lệch nhiều, trung bình vẫn ở mức 30.000 - 32.000 đồng/kg. Nuôi gà VietGAP yêu cầu khắt khe, tốn nhiều chi phí hơn... vì thế rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước cũng như sự liên kết tiêu thụ của DN.

NGÔ TRƯỜNG
Nguồn nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập457
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm456
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại861,222
  • Tổng lượt truy cập92,034,951
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây