Học tập đạo đức HCM

Giá phân bón giảm

Thứ sáu - 16/11/2012 01:40
Dù đang là đầu vụ, nhu cầu rất lớn nhưng giá phân bón các loại đều giảm từ 8-10% so với vụ HT 2012, trong khi đó, giá thuốc BVTV lại tăng từ 10-15%.

Mua phân bón dự trữ

Mọi năm, thời điểm đầu vụ bao giờ thị trường phân bón cũng rất sôi động và giá cả thường tăng mạnh. Tuy nhiên, vụ ĐX năm nay giá phân bón lại đang giảm mạnh. Do đó, nhiều nông dân đã tranh thủ mua phân để dự trữ cho cả vụ.

Ông Trần Thanh Tân ở xã Tân An, Tân Hiệp, Kiên Giang vừa ra đại lý mua gần 30 bao phân cho 4 ha lúa cho biết: “Giá phân vụ này khá mềm, urê Trung Quốc chưa tới 500 ngàn đồng/bao (50kg), urê trong nước (Đạm Cà Mau, Phú Mỹ) cũng chỉ quanh mức trên dưới 500 ngàn đồng/bao. Phân DAP từ 700 - 750 ngàn đồng/bao tùy nước SX. Do giá rẻ nên hầu hết nông dân ở đây đều tính toán mua về dự trữ sử dụng cho cả vụ luôn chứ không mua từng đợt như mọi năm”.

Ông Nguyễn Văn Lin, chủ đại lý VTNN Hà Kiên ở TP Rạch Giá, Kiên Giang thì giá phân hiện nay đã giảm khá nhiều so với vụ HT vừa rồi, có loại giảm hơn 10%. Cụ thể urê Trung Quốc bán tiền mặt chỉ còn 460 ngàn đồng/bao, urê Cà Mau 490 ngàn đồng/bao, DAP Trung Quốc 700 ngàn đồng/bao, DAP Philippines 740 ngàn đồng/bao. Nếu mua thiếu đến cuối vụ thì giá tăng thêm khoảng 20 ngàn đồng/bao. Mức giá này chỉ bằng khoảng 2/3 so với thời điểm giá phân cao nhất tại ĐBSCL.


Giá phân bón giảm nhiều nông dân quyết định mua dự trữ sử dụng luôn cho cả vụ

Tuy nhiên, theo ông Lin, điều lạ là hiện nay chưa phải là thời điểm chính vụ (thuốc phòng, trừ sâu, bệnh thường được sử dụng nhiều khi lúa được 40 ngày tuổi trở lên) nhưng hầu hết các mặt hàng thuốc đều tăng từ 10-15%. Trong đó, tăng mạnh nhất là các sản phẩm do Cty CP BVTV An Giang SX và phân phối.

Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, lý do giá phân trong nước thời gian qua giảm mạnh là do nguồn cung đang vượt cầu, nhất là mặt hàng phân đạm urê. Nếu các nhà máy đạm Cà Mau, Phú Mỹ, Hà Bắc và Ninh Bình hoạt động ổn định với công suất thiết kế thì tổng sản lượng urê SX trong những tháng cuối năm dự kiến đạt khoảng trên 550 ngàn tấn. Cộng với lượng hàng đang tồn kho (140 ngàn tấn) và nhập khẩu trong 3 tháng cuối năm (dự kiến khoảng 150 ngàn tấn) thì tổng lượng cung phân bón trong cả nước đạt khoảng 850 ngàn tấn. So với nhu cầu thực tế thừa khoảng 300 ngàn tấn.

Ông Mai Anh Nhịn, GĐ Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, năm nay lũ nhỏ hơn nhiều so với dự báo, do đó để chủ động SX, ngành đã đề ra lịch thời vụ xuống giống lúa ĐX sớm hơn mọi năm. Cụ thể, vùng U Minh Thượng gieo sạ trong tháng 10, chậm nhất đến ngày 5/11 là kết thúc. Vùng Tứ giác Long Xuyên và Tây sông Hậu gieo sạ tập trung làm 2 đợt: Từ ngày 5-20/11 và 5-20/12. Đồng thời chỉ đạo các ngành chức năng chủ động đóng tất cả các cống thoát lũ, ngăn mặn để giữ nước ngọt phục vụ SX. Các huyện ven biển khẩn trương gia cố, đắp lại các đập ngăn mặn để tránh nước biển xâm nhập sâu vào nội đồng.

Sẵn sàng phục vụ nông dân

Trong bối cảnh thị trường phân bón đang giảm giá và cạnh tranh khốc liệt, hầu hết các Cty SX, kinh doanh phân bón đều đẩy mạnh các dịch vụ phục vụ nông dân. Một Cty phân bón ở TP. HCM cho biết, để chuẩn bị cho vụ lúa ĐX 2012-2013 ở ĐBSCL, Cty đã SX hơn 200 ngàn tấn phân bón để cung cấp cho thị trường. Đồng thời, Cty sẽ mở nhiều cuộc hội thảo đầu bờ, hội nghị khách hàng, các lớp tập huấn về kỹ thuật… giúp nhà nông giảm chi phí đầu tư, tăng lợi nhuận.

Đặc biệt, Cty đang chú trọng việc đưa phân bón vào phục vụ chương trình CĐML, bán theo giá ưu đãi cho nông dân. Không chỉ ở trong nước mà đối với các mặt hàng XK, Cty cũng thường xuyên cử cán bộ sang Campuchia và Lào để hướng dẫn kỹ thuật sử dụng phân bón hiệu quả cho nông dân. Ngoài ra, Cty còn XK sang Ấn Độ, châu Phi.

Một DN SXKD thuốc BVTV ở Cần Thơ cho biết: Định hướng của Cty cho các vụ lúa tới đây khuyến khích SX lúa theo nền nông nghiệp xanh và an toàn. Việc sử dụng chế phẩm sinh học thay cho thuốc BVTV là xu hướng tất yếu trong SX nông nghiệp, giảm nguy cơ gây hại cho môi trường và sức khỏe con người. Chính vì vậy, trước mỗi vụ lúa, Cty đã tổ chức nhiều chương trình hội thảo về “Sức mạnh sinh học” ở các tỉnh SX lúa lớn như Cần Thơ, Kiên Giang và An Giang... nhằm giúp nông dân hiểu rõ hơn sự hiệu quả của thuốc BVTV sinh học.

Bên cạnh đó, Cty còn tổ chức chương trình kết nạp TTF (Tan Thanh Fammer - nông dân Tân Thành) ở 13 tỉnh ĐBSCL với hơn 2.220 thành viên là những nông dân đã hợp tác tốt và đạt thành tích đó là hiệu quả kinh tế trong SXNN. Để bảo vệ môi trường, hàng năm Cty còn tổ chức chương trình thu gom vỏ bao bì thuốc BVTV đã qua sử dụng để đổi lấy quà tặng, với mục tiêu “chung sức vì nền nông nghiệp xanh”.

Theo Cục Trồng trọt, vụ lúa ĐX (2012-2013) ở ĐBSCL có 1.574.000 ha, tương đương năm ngoái. Căn cứ vào mực nước, lịch thủy triều và dự báo rầy nâu, việc xuống giống đồng loạt né rầy cần được tuân thủ chặt chẽ. Lịch xuống giống chia làm 2 đợt, đợt 1 từ 20/11 - 7/12/2012 (từ 7/10 - 24/10 âm lịch), đợt 2 từ 17/12/2012 - 5/1/2013 (từ 5/11 - 24/11 âm lịch). Các địa phương có điều kiện tập trung xuống giống đợt 1 sẽ có nhiều thuận lợi để cho năng suất cao. Dự kiến diện tích xuống giống đợt 1 sẽ được khoảng 700.000 ha, đợt 2 khoảng 600.000 ha.

 

Tương tự, Cty CP Thế Giới Thông Minh (WEHG) cũng đang có nhiều chương trình hỗ trợ nông dân, nhằm phổ biến cho người dân sử dụng những sản phẩm sinh học để phát triển nền nông nghiệp sạch, an toàn, bền vững. Vừa có lợi về chi phí, vừa có sản phẩm sạch, chất lượng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, bảo vệ môi trường, đặc biệt là tài nguyên đất và nước.

Nhiều năm qua thương hiệu phân bón “Đầu trâu” của Bình Điền đã sát cánh với chương trình CĐML, SX lúa theo hướng VietGAP ở nhiều tỉnh, thành phía Nam như Tây Ninh, Đồng Tháp, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cần Thơ, Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang với tổng diện tích khoảng 8.000 ha, với hơn 3.500 hộ nông dân tham gia.

Trong mô hình này, ngoài việc cung ứng 100% phân bón chuyên dùng Đầu trâu Agrotain lúa 1 và 2, sản phẩm tiết kiệm lân Đầu trâu 46 P+… theo hình thức trả chậm cho nông dân (không tính lãi), Cty còn cử cán bộ kỹ thuật trực tiếp xuống đồng ruộng hướng dẫn nông dân bón phân đúng công thức.

Đặc biệt, đối với nông dân nằm trong chương trình CĐML ở xa mua phân trực tiếp ở các đại lý cấp I và II thì được giảm 25.000 đ/bao. Dự kiến vụ ĐX này Cty sẽ cung ứng cho nông dân ĐBSCL khoảng 8.000 - 10.000 tấn phân bón, trong đó chương trình CĐML từ 3.000 - 3.500 tấn.

Theo nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập196
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm195
  • Hôm nay27,059
  • Tháng hiện tại1,027,514
  • Tổng lượt truy cập92,201,243
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây