Học tập đạo đức HCM

Gửi về Thái Bình: Lo khu công nghiệp "nuốt" vùng đầm phá tiền tỷ

Thứ ba - 23/05/2017 03:35
Từ những vùng bãi ngang ven biển, sình lầy, hàng chục năm qua người dân hai xã Thủy Hải, Thụy Xuân (huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) đã khai phá thành những vùng đầm, đồng nuôi cá vược, cá song trù phú. Nhưng gần đây, nhiều tỷ phú vùng bãi ngang ven biển này mất ăn, mất ngủ do nguy cơ bị mất đầm bãi nuôi trồng thủy sản, bởi dự án khu công nghiệp Xuân Hải.

Đổ mồ hồi, nước mắt xuống biển

Ngồi trong căn nhà khang trang mới hoàn thiện với số tiền 1,3 tỷ đồng, ông Nguyễn Đức Anh (sinh năm 1953), ở xã Thụy Xuân xúc động kể với chúng tôi: “Nếu không có nghề nuôi hải sản, người dân quê tôi chắc phải chạy ăn từng bữa vì không có ruộng nương gì, chứ đừng nói đến có của ăn, của để”.

 gui ve thai binh: lo khu cong nghiep 'nuot' vung dam pha tien ty hinh anh 1

Những người nông dân nuôi cá ở vùng biển Diêm Điền lo lắng khi tương lai bị mất đầm canh tác. Ảnh: G.T

"Từ những bãi bồi thụt lún sình lầy, dân chúng tôi đã đổ không biết bao nhiêu mồ hôi, nước mắt để đắp lên những bờ đầm nuôi tôm, nuôi cá trù phú như thế này mà không được hỗ trợ bất cứ thứ gì từ chính quyền. Chúng tôi cứ bảo nhau làm vì nhìn thấy hiệu quả kinh tế, vậy mà giờ có nguy cơ mất hết...”.

Ông Nguyễn Đức Anh

 

Trước kia những vùng bãi bồi, bãi ngang ven biển ở đây chỉ toàn sình lầy, cây dại. Bà con khai thác tự nhiên, sáng cầm cái giỏ cái hom ra biển, mò được con gì bắt con đó, chỉ là nhặt nhạnh không thành hàng hóa được. Cuối những năm 80 thế kỷ trước, bà con đã biết khai thác lợi thế bãi bồi bằng hình thức đắp bờ bao, lợi dụng con nước thủy triều lên rồi rút, cũng thu được ít tôm, ít cua. Làm ăn quảng canh như vậy không hiệu quả, bà con làm đơn xin chính quyền địa phương đấu thầu lâu dài đất bãi ngang ven biển và được chính quyền chấp thuận.

Để tìm hiểu cho đại công trình chinh phục bãi ngang của dân vùng biển Diêm Điền, chúng tôi theo ông Anh ra những ao nuôi cá. Nhìn cả một khu vực rộng lớn với hàng trăm ha, trải dài khoảng 3km, đều là những ao nuôi vuông như bàn cờ, ông chia sẻ: “Từ những bãi bồi thụt lún sình lầy, dân chúng tôi đã đổ không biết bao nhiêu mồ hôi, nước mắt để đắp lên những bờ đầm nuôi tôm, nuôi cá trù phú như thế này mà không được hỗ trợ bất cứ thứ gì từ chính quyền. Chúng tôi cứ bảo nhau làm vì nhìn thấy hiệu quả kinh tế, vậy mà giờ có nguy cơ mất hết...”. 

Ông Đức Anh kể tiếp: “Từ những năm 1993, khi giá thành xuất khẩu thủy sản, cụ thể là cua, cá song, cá vược được giá, chúng tôi đã bảo nhau nuôi tự phát. Đến giờ, với hơn 20 năm kinh nghiệm có thể nói, chúng tôi đủ tự tin để khẳng định mình đã xây dựng thành công nghề nuôi trồng thủy sản ở địa phương”. Người dân chuẩn bị được từ con giống đến các biện pháp phòng bệnh cho cua, cá. Đặc biệt với nghề nuôi thủy sản, đã tận dụng được nguồn cá mồi của những tàu đánh cá tại cảng Diêm Điền. Mỗi ngày, những đầm nuôi ở đây tiêu thụ trên dưới 40 tấn cá mồi. Từ nghề nuôi cá kéo theo rất nhiều công ăn, việc làm cho bà con vùng bãi”.

 Từ nghề kéo lưới thuê đến nghề nuôi và xuất cá đi khắp cả nước, với giá cá hiện nay khoảng 80.000 đồng/kg cá vược; 170.000 đồng/kg cá song; 350.000 đồng/kg cua, tính ra những hộ có tiền tỷ để ở dưới đầm hiện nay không phải là hiếm. Người dân bám biển ở Thái Thụy có được thành quả như ngày nay là do đã nhiều lần phải trả giá bằng mồ hôi, nước mắt và tiền bạc của mình.

Ông Anh cho biết thêm: “Trận rét năm 2015, kết hợp với mưa, cá vược không chịu được rét, đầm lại thiếu oxy nên cá chết kín mặt đầm, bán được 2.000 đồng/kg làm thức ăn gia súc. Hay mùa bão đổ về, toàn bộ hệ thống bờ đầm bị ngập trắng trong nước. Người dân của mấy xã Thụy Hải, Thụy Xuân phải dầm mình trong bão giăng lưới vùng, lưới thửa để bảo vệ. Đầu tư vào hệ thống lưới di động này, nhà nào cũng tốn kém cả trăm triệu đồng mới giữ được thành quả nuôi trồng  của mình, để mỗi mùa thu hoạch mới được cả tỷ đồng từ bán cá song, cá vược”.

Nhìn cơ nghiệp là những đầm nuôi trồng thủy sản có giá nhiều tỷ đồng nhà mình, anh Vũ Đức Đạt (45 tuổi), ở xã Thụy Hải cho biết: “Nhân dân ở đây chỉ mong được Nhà nước chấp nhận, để chúng tôi canh tác lâu dài. Năm 2016, chúng tôi đã được xã hướng dẫn đo đạc, nộp tiền cấp quyền sử dụng lâu dài. Nhưng rồi không hiểu vì lý do gì mà huyện lại cho họp dân để kiểm đếm, làm phương án xây dựng khu công nghiệp. Nghe tin, dân chúng tôi như sét đánh ngang tai, bao cơ nghiệp của hàng nghìn người dân có nguy cơ đổ ra sông, ra biển. Người dân không biết dựa vào đâu để sống khi đầm nuôi thủy sản sắp bị san lấp làm khu công nghiệp hay phân lô bán nền.

Quyết làm công nghiệp

Làm việc với chúng tôi, ông Lê Văn Nghiên - Chánh văn phòng UBND huyện Thái Thụy cho biết: “Sớm muộn gì khu vực bà con đang nuôi trồng thủy sản cũng sẽ làm khu công nghiệp Thụy Hải. Đây là chủ trương của tỉnh Thái Bình, nhưng dự án đang trong giai đoạn khởi động, chưa đi vào cụ thể. Chúng tôi đang lấy ý kiến của người dân, thành lập các tiểu ban bồi thường, tiểu ban an sinh và tiểu ban môi trường, làm sao để dự án được vận hành một cách hợp lí nhất”.

 gui ve thai binh: lo khu cong nghiep 'nuot' vung dam pha tien ty hinh anh 2

Đầm cá của gia đình ông Nguyễn Đức Anh đang đứng trước nguy cơ bị thu hồi. Ảnh: G.T

Khi được hỏi chính quyền huyện xác định được ngành mũi nhọn công nghiệp nào để lựa chọn đưa vào sản xuất khu công nghiệp, ông Nghiên chỉ trả lời chung chung: “Chúng tôi sẽ đưa các ngành chế biến thủy sản, chế biến men rượu vào đây. Thực chất đến giờ địa phương cũng chưa xác định được mũi nhọn nào để sản xuất công nghiệp”. Ông Nghiên cũng cho biết, việc xây dựng khu công nghiệp Xuân Hải sẽ vô cùng khó khăn bởi vấp phải sự phản đối quyết liệt của một số cá nhân và bà con đang sản xuất, canh tác ở khu vực này.

Bày tỏ băn khoăn khi những đầm nuôi tôm bị san thành đất công nghiệp, ông Nguyễn Đức Anh nói: “Nếu là chủ trương đúng của Nhà nước, chúng tôi không dám có ý kiến. Dân chỉ lo một số cá nhân hay chính quyền vì lợi ích nhóm, lợi dụng làm khu công nghiệp lấy đất đầm nuôi thủy sản, đền bù một cách rẻ mạt cho dân, không để ý công sức quai đất làm đầm của bà con. Họ phân lô bán nền, không quan tâm đến môi trường, sinh kế cho hàng nghìn bà con đang bám biển để sống. Nếu làm công nghiệp mà đời sống nhân dân và môi trường tốt hơn, nhân dân chúng tôi không dám phản đối. Vì vậy, người dân rất mong các cấp chính quyền xem xét một cách thấu đáo”. 

Gia Tưởng
Theo danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập497
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại870,231
  • Tổng lượt truy cập92,043,960
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây