Học tập đạo đức HCM

Heo nuôi 8 tháng, ăn cơm thừa canh cặn cũng "chết" đầu ra

Thứ hai - 15/05/2017 05:07
Bà Võ Thị Tám, hay gọi là Chín Phát hết nhìn đứa con út tới đứa cháu nội đi gom cơm thừa cá cặn về nuôi heo mà rầu thúi ruột. “Năm nay tui 90, chưa bao giờ thấy giá heo xuống như lúc này”, bà Chín nói. Út Tùng muốn mẹ vui trả lời: “Bữa nay lên chút ít rồi má ơi. Chắc sẽ ổn trở lại”.

Đã mười năm nay, cái xóm nhỏ ở P. Phú Thứ, Q. Cái Răng, TP Cần Thơ, tự “cân chỉnh” cuộc sống nghèo khó của mình bằng cách nuôi heo như hàng trăm năm trước, không hoá chất, không thức ăn công nghiệp, không hormon tăng trưởng. Ước tính có thể xuất chuồng năm bảy trăm con mỗi tháng.

 heo nuoi 8 thang, an com thua canh can cung 'chet' dau ra hinh anh 1

Út Tùng và Mẫn ở trại nuôi heo tám tháng của gia đình.

Út Tùng – Trần Thanh Tùng, nuôi 100 con heo, nói nhỏ: “Thật ra ổn trở lại nhưng vẫn chưa tới giá vốn. Tui kêu lái đã đời, tới hết thẻ điện thoại chẳng ai tới”. “Nuôi heo “banh xác” hết ráo chứ ổn nổi gì”, bà Chín thính tai, nói liền.

Trước mắt bà là cảnh khổ của con trai út và cháu nội, làm như hứng hết cái khổ thiên hạ về mình! Ngày nào cũng đi gom cơm thừa, cá cặn ở các quán ăn về nuôi heo, Út Tùng gầy đàn lên tới 100 con, Mẫn (Đặng Quang Mẫn – cháu nội) mới gầy được 20 con thì rơi vào khủng hoảng.

Mẫn nhận xét: “Cung vượt cầu nên giá thấp”. Còn Út Tùng thì hiểu nguồn cung lớn do các trại nuôi công nghiệp, “cứ ba tháng tới ba tháng rưỡi là heo đủ tạ, xuất chuồng một lần mấy ngàn con. Biết bao nhiêu trại mà nói”.

Hồi trước mọi người hè nhau nuôi vì giá 40.000đ/kg heo hơi. Tốt quá, thị trường Trung Quốc trên 1 tỉ dân mở ra trước mắt lung linh, thương lái mua ào ào, các trại cung không kịp thì lo gì? Vậy mà đùng một cái người thiếu thực phẩm cho cả tỉ người khiến người dư thực phẩm xấc bấc xang bang khi lọt bẫy “việt vị”, đơn giản thôi: không mua nữa, quá hớp ráng chịu, dư thừa ráng chịu!

Út Tùng có trên 20 con nái, hồi xưa giá con giống 120.000 – 150.000 đồng/kg, mua một con heo giống tốn 1,8 – 2 triệu đồng. Để nái là tự tạo nguồn vốn. Bây giờ heo sinh sản như bình thường là Út Tùng rối như canh hẹ vì càng nuôi càng lỗ, bầy đàn càng đông thì càng chết sớm.

Thương lái thường trả giá heo nuôi từ cơm thừa cá cặn với giá thấp hơn heo công nghiệp với lý do: “Mấy ông đâu có tốn nhiều tiền mua thức ăn”. “Hồi xưa đi xin cơm thừa cá cặn, nhưng nay phải mua, có chỗ mỗi ngày hai thùng base (đựng sơn) trả 200.000 – 250.000đ/tháng, có chỗ trăm mốt, trăm hai tuỳ theo quán. Hễ anh em trong xóm “đụng mặt” ở một quán mới nào đó thì nhường nhau, tìm chỗ khác. Nếu đụng nhóm khác thì “đấu giá”, chấp nhận giá cao để có thức ăn cho heo. Trong xóm, nếu gom lực lượng nuôi heo từ cơm thừa cá cặn lại cũng đầy một bàn, khá đông, nhưng nếu nhà nào bán được heo thì gom thức ăn về cho trại khác mượn.

Út Tùng nuôi 100 con heo, 10g sáng ra khỏi nhà đi gom thức ăn ở 17 – 20 quán, về tới nhà nấu lại thức ăn, lựa bỏ rác, bỏ tăm xỉa răng, bỏ xương lo cho heo ăn cữ sáng tới 2g tiếp tục đi cữ chiều. Đã mười năm nay, ngày nào cũng vậy. Mọi việc đã vất vả, nhưng vẫn nhẹ gánh hơn Mẫn, sáng đi làm hồ tới 5g chiều mới bắt đầu đi gom, mất hai tiếng đồng hồ mới về tới nhà. Nếu chậm hơn, thức ăn sẽ chua. “Mỗi ngày làm hồ được 300.000đ (thợ chính), nhưng vợ chỉ được trả 120.000đ/ngày, cao lắm là 180.000đ/ngày. Cả hai dành tiền mồ hôi nước mắt để trả tiền cơm thừa cá cặn nên khi giá xuống tới đáy, lái bặt tăm thì tinh thần giảm nghèo từng ngùn ngụt khí thế của vợ chồng Mẫn xuống tới mắt cá.

Nuôi heo chỉ với cơm cặn, cám rau vườn nhà phải mất tám tháng, có con phải nuôi cả năm mới đủ tạ. Không tốn thức ăn công nghiệp, nhưng tụi tui phải gom cơm cặn và nuôi lâu hơn. Thường đám tiệc ở đây, bà con chỉ mua heo này vì thịt dẽ, mỡ béo, thịt kho thấy mùi thơm rõ ràng, Út Tùng kể: “Nhiều khi tui ao ước có chỗ nào đó bán thịt heo tám tháng, cứ test mẫu coi có kháng sinh, hormon tăng trưởng không. Nếu không thì mua với giá chừng 3,2 triệu trở lên là tụi tui sống được rồi. Nhưng người ta lại không nghĩ vậy, thấy giá xuống là đè giá! Họ có bán ở nơi nào đó với giá cao như thịt sạch thì tụi tui cũng không biết”.

“Không bán được, cứ cơm thừa cá cặn, heo không được ăn cám ăn rau, muốn lớn hay không cũng được. Nói vậy chứ  thấy tội lắm”, Mẫn nói. Anh hiểu mồ hôi nước mắt mỗi ngày đang dồn vào đàn heo. Không có nó thì món nợ (60 triệu đồng) làm chuồng trại không trả được.

Mỗi ngày, nhìn heo quá lứa, mừng rơn khi thấy lái ghé qua; nhưng  heo quá lứa nặng xương, lái cho giá bằng phân nửa giá vốn.

Cuộc sống Út Tùng, Mẫn và nhóm nhỏ tự thoát nghèo từ cơm thừa cá cặn nuôi heo, từ vài con lên vài chục, cả trăm con, tự làm hầm ủ biogas, lấy khí mêtan làm chất đốt, lấy phân hoai mục bón cho 6 công cam, cho vườn rau để nuôi heo đủ chất, nhưng đã mười năm nay, người mua nói giá nào phải chịu giá ấy! Họ có thể mua thức ăn công nghiệp vả nuôi heo “ngắn ngày” từ thức ăn công nghiệp, nhưng không hiểu sao cảnh nghèo lại khiến họ cứ  nuôi heo tám tháng, cứ phải làm cho thịt dẽ, thơm béo và không dùng hoá chất, cứ bán sản phẩm lành bất kể cách định giá bất công giữa người gom cơm thừa cá cặn với những trại nuôi heo – phải luộc bỏ nước mới dùng được. 

Hoàng Lan
Theo danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập685
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại801,075
  • Tổng lượt truy cập93,178,739
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây