Học tập đạo đức HCM

Hồng Nam Anh - quả ngon xứ Nghệ

Thứ hai - 15/02/2016 20:52
Người dân xã Nam Anh, huyện Nam Đàn (Nghệ An) đang bảo tồn hai giống hồng không hạt, thơm ngon gồm hồng trứng (lá dài, quả to) và hồng cậy (lá tròn, quả nhỏ).
Đây là những giống hồng thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của vùng núi Đại Huệ, quả ngon hơn so với hồng ở các nơi.
Theo ông Nguyễn Thúc Quang, Phó Chủ tịch UBND xã Nam Anh, toàn xã có 5/9 xóm trồng hồng với diện tích 82 ha, sản lượng mỗi năm thu hoạch ước đạt 300 - 500 tấn quả, đem lại thu nhập từ 5 - 7 tỷ đồng, là một con số có ý nghĩa đối với vùng đất đồi này.
 
Hồng sai trĩu quả.
Hồng năm nay lại bán chạy và được giá, giá bán sỉ tăng hơn năm trước 8 nghìn/kg, giá hồng cậy 17-18 nghìn/kg, hồng trứng 24 - 25 nghìn/kg.
Nhà nào đầu tư thêm thời gian, công sức, đưa hồng đi bán ở các chợ, thì giá còn được giá hơn. Người dân không đủ hồng để bán cho thương lái, có bao nhiêu được thu mua hết bấy nhiêu...
Mùa hồng ở Nam Anh bắt đầu từ tháng 9 và kéo dài gần hết năm dương lịch, khắp các vườn nhà, vườn rừng, đi đâu cũng thấy vàng rực một màu hồng. Đầu mùa, hái quả lựa chọn, cuối mùa thu hoạch đại trà. Hồng sau khi hái về được ủ khô hoặc ngâm trong nước khoảng 3 - 4 ngày đêm, mới ăn được. Hồng ủ thì chín mềm, chuyển màu đỏ thắm, còn hồng ngâm thì vẫn giòn, giữ màu vàng tươi.
“Vội vàng ăn nhãn tháng năm/Ung dung ngồi đợi hồng ngâm tháng mười”. Điều thú vị là hồng ở đây có thể dành để chưng Tết, nếu biết cách cất giữ. Mỗi mùa hồng, người Nam Anh thường chọn vài kg quả to, đẹp, vừa chín đến, vùi trong cát khô, cất gần Tết mới đưa ra, bày lên mâm ngũ quả. Sau mấy tháng, hồng vẫn còn tươi rói, thơm ngon, là hoa trái vườn nhà dâng lên tổ tiên.
Xóm 6, xóm 8 trồng hồng nhiều nhất xã Nam Anh. Xóm 6 có 211 hộ, thì hơn 160 hộ có hồng. Xóm 8 có 250 hộ thì 130 hộ có hồng, trong đó hộ ông Trần Văn Tuấn có diện tích lớn nhất (2 ha).
Đưa khách lên tham quan vườn hồng của gia đình nằm trên lưng chừng sườn Đại Huệ, ông Tuấn vui vẻ cho biết: “Trong vườn nhà tôi, hiện có 220 gốc hồng, trừ 10 gốc tuổi đời trên dưới 80 năm, còn lại là hồng “trẻ”. Mỗi năm cho thu hoạch 1,5 - 3,5 tấn quả, thu về khoảng 30 - 50 triệu đồng. 5 năm tới, nếu thời tiết thuận lợi, khi cả vườn hồng đều cho quả, thì sản lượng có thể đạt 6 tấn. So với các loại cây khác trên đất Nam Anh thì trồng hồng vẫn khỏe”.
Từ trước tới nay, quả hồng vẫn dễ tiêu thụ, nhất là trong thời gian gần đây, khi thị trường xôn xao nhiều loại hoa quả bị nhiễm hoá chất độc hại, thì hồng càng được người mua ưa chuộng, không chỉ vì ngọt ngon, mà còn là hoa quả sạch.
Vườn của bà Hồ Thị Minh bên cạnh vườn của ông Tuấn, tuy diện tích không lớn, nhưng sản lượng cao vì hồng đã cho thu nhập nhiều năm. Bà Minh chia sẻ: “Nhà tôi chỉ làm 4 sào ruộng cho đủ gạo ăn, còn lại tập trung làm vườn rừng. Vườn chỉ rộng chừng 0,5 ha, nhưng mỗi năm cũng thu hoạch 2 - 3 tấn hồng, bán được vài chục triệu đồng, bên cạnh đó còn trồng các loại rau gia vị”.
Theo người dân địa phương, cây hồng thích hợp với đất ở đây, có thể trồng xen sả, hoa lý… vừa cho thu nhập, vừa góp phần giữ đất.
Trồng hồng không tốn công chăm bón, hàng năm sau khi thu hoạch chỉ làm cỏ, xới đất quanh gốc và bón phân 1 đến 2 lần. Cây ít sâu bệnh, chỉ thỉnh thoảng mới gặp sâu đục thân nên gần như người nông dân không phải dùng hoá chất, thuốc trừ sâu thường xuyên như các cây trồng khác.
Trồng hồng đầu tư ít, mỗi năm chỉ bón thêm cho cây một lượng phân nhất định, đây là ưu điểm nổi bật, mà nhà nào trồng hồng cũng nhận thấy. Việc đầu tư ít giảm gánh nặng chi phí, vì vậy dù hồng được hay mất mùa thì người nông dân vẫn không “mất ăn, mất ngủ”, chỉ có lãi ít hay nhiều mà thôi.
 Theo danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập190
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm180
  • Hôm nay31,717
  • Tháng hiện tại210,284
  • Tổng lượt truy cập90,273,677
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây