Các Aflatoxin là mối bận tâm lớn nhất ở những vùng nhiệt đới trên thế giới, nơi có khí hậu phổ biến ấm và ẩm. Do một số loại nấm có khả năng sản sinh ra độc tố Aflatoxin và các độc tố khác gây hại cho gà. Tên những nấm thường gây bệnh như sau:
- Asperigillus flavus: Sản xuất ra 14 loại độc tố trong đó độc tố B1 là độc nhất.
- Asperigillus ochracens: Sản xuất ra độc tố màu đất, trong đó độc tố A và B là cơ bản nhất.
- Fusariums: Sản xuất ra một số lượng độc tố, trong đó Zearalione và Trichothecenes là quan trọng nhất.
Quá trình hình thành nấm: Do các hạt ngũ cốc (ngô, lạc, đậu tương, lúa, gạo...) bị tổn thương do quá trình thu hoạch, vận chuyển, bảo quản, hoặc do côn trùng kiến, mọt đục khoét. Nấm phát triển dễ dàng bắt đầu từ những hạt ngũ cốc bị hư hỏng trong điều kiện độ ẩm trên 14%.
Trong chăn nuôi gia cầm, nếu máng ăn, máng uống không được vệ sinh thay rửa thường xuyên, thức ăn còn tồn đọng kéo dài cũng có thể phát triển nấm gây độc cho gia cầm.
Vịt là loài cảm nhiễm nhất với độc tố Aflatoxin Ảnh: Thanh Ngân
Các Aflatoxin đặc biệt độc với gan gia cầm, gây hại mô và ngăn cản sự tổng hợp protein ở gan, dẫn đến tốc độ tăng trưởng bị cản trở và sản lượng trứng giảm. Bên cạnh đó nó cũng ức chế sự tiêu hóa mỡ và sắc tố ở gia cầm do việc giảm sản xuất muối mật.
Ngoài ra, Aflatoxin còn can thiệp vào sự trao đổi Vitamin D, từ đó gây tổn thưởng tới chân và xương. Chúng cũng có thể làm yếu các mao mạch máu, làm tăng tỷ lệ bầm tím trên thân thịt.
Tất cả các loài gia cầm đều nhiễm bệnh. Trong đó, vịt thường là loài cảm nhiễm nhất với các độc tố Aflatoxin, theo sau là gà tây, gà thịt, gà mái đẻ và chim cút. Gà non mẫn cảm hơn gà trưởng thành.
Ðường xâm nhiễm của độc tố nấm mốc vào cơ thể gia cầm chủ yếu thông qua đường tiêu hóa, sau đó là hô hấp hay tiếp xúc. Những tác động của độc tố nấm mốc lên động vật rất đa dạng, từ việc ức chế miễn dịch đơn giản cho tới những ảnh hưởng nghiêm trọng có thể gây chết. Tuy nhiên mức độ nghiêm trọng phụ thuộc vào loại độc tố (loại nấm sinh độc tố, mức độ và thời gian nhiễm độc), động vật gây nhiễm (loài, giới tính, tuổi, giống, tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng…) và môi trường (quản lý trang trại, vệ sinh, nhiệt độ, ánh sáng, mật độ…)
Triệu chứng của bệnh có thể thay đổi tùy thuộc vào độc tố và thời gian (dài hay ngắn) mà gia cầm ăn phải thức ăn có độc tố. Sự nhiễm Aflatoxin được biểu hiện qua các triệu chứng:
- Gia cầm non chậm lớn, kém ăn, rụng lông, đi khập khiễng, co giật và da tím tái;
- Phân tiêu chảy đôi khi nhiễm máu (do nhiễm độc tố nặng làm xuất huyết ruột). Bệnh nhiễm độc kéo dài thấy phân xanh và thức ăn sống (còn nguyên tấm, ngô);
- Gia cầm đẻ giảm tỷ lệ trứng và có nhiều điểm máu ở trong trứng. Xác gầy ốm;
- Khả năng mẫn cảm với các bệnh khác tăng do sự suy giảm hệ thống miễn dịch và suy giảm khả năng hấp thu các vitamin.
Dấu hiệu nhiễm độc đặc trưng nhất thường chỉ xuất hiện vài ngày trước khi chết, gia cầm ủ rũ một số trong chúng biểu hiện thần kinh như co giật, thân ưỡn ngửa, lúc chết con vật duỗi thẳng chân.
Gan bị tụ máu và có những vùng xuất huyết và hoại tử. Ở vịt con và gà tây có bệnh tích đặc trưng là tăng sinh biểu mô ống dẫn mật. Ở gà trong 2 - 3 tuần đầu tiên xuất hiện sự phá hoại tế bào nhu mô gan và sự tăng sinh tế bào biểu mô. Khi sự nhiễm độc kéo dài có xuất hiện ung thư gan, thận bị tụ máu, đôi khi còn thấy viêm ruột chảy máu.
Vịt con sau 30 ngày cho ăn chế độ có nhiễm Aflatoxin gan to hơn bình thường và có màu nâu hoặc hơi lục, bề mặt gan tổn thương không đều có khi tạo thành những nốt nhỏ rõ ràng. Sau hai tuần, tế bào chất có nhiều không bào xuất hiện rõ rệt hơn và sự tăng sinh ống mật rất lớn. Sau 3 tuần các nốt nhỏ trong gan chứa các tế bào tăng sinh được tách ra khỏi những ống dẫn mật bằng những dãi biểu mô. Từ đó nâng cao hiệu quả và quá trình sinh trưởng.
Bằng các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm mô bệnh học.
Chú ý phơi và bảo quản thức ăn, nguyên liệu thức ăn đúng quy trình. Bảo quản nơi khô ráo, tránh ẩm ướt. Loại bỏ những hạt thức ăn bị hư hỏng, nấm mốc trước khi chế biến thành thức ăn. Tuyệt đối không cho gia cầm ăn thức ăn đã bị mốc. Những thùng đựng thức ăn nên để trống một thời gian sau khi đã dùng hết thức ăn. Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ máng ăn máng uống. Dùng những chất ức chế nấm phát triển như: Quixalus trộn 1 g/10 kg thức ăn hoặc Gentian violet trộn thức ăn 0,05 - 0,15% (0,5 - 1,5 g/kg thức ăn)…
Không có thuốc trị độc tố của nấm. Biện pháp duy nhất là thay ngay thức ăn đã bị nhiễm độc tố nấm. Sau 1 - 4 tuần gia cầm sẽ trở lại trạng thái bình thường. Nên sử dụng đậu tương thay cho bánh dầu lạc ở những đàn gia cầm đã bị nhiễm độc tố nấm. Vì đậu tương sẽ ít bị nấm mốc hơn.
Hòa vào nước uống những thuốc trợ sức và giải độc như Glucoza 5 - 10 g/lít nước uống; Vitamin C 1 - 2 g/lít nước.
Dùng liên tục 5 - 10 ngày sau khi bị nhiễm độc tố Aflatoxin. Bổ sung thêm Methionin vào thức ăn để hồi phục chức năng và giải độc cho gan với liều 100 g/20 kg thức ăn.
Trộn Quixalus vào thức ăn lượng 1 g/1 - 2 kg thức ăn. Liên tục 5 - 10 ngày.
Nguồn: nguoichannuoi.com
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;