Học tập đạo đức HCM

Kiếm tiền tỉ từ những vườn rau trên không ở Lâm Đồng

Thứ năm - 09/03/2017 19:55
Sau những thử nghiệm ban đầu, mô hình trồng rau thuỷ canh đang được nhà vườn và nhiều trang trại tại thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) và vùng lân cận áp dụng rộng rãi. Hầu hết mô hình trồng rau thuỷ canh được áp dụng theo công nghệ nước ngoài như công nghệ Israel, Thái Lan, EU… với chi phí đầu tư khá cao nhưng nhiều trang trại vẫn thu về hàng tỷ đồng mỗi năm.

kiem tien ti tu nhung vuon rau tren khong o lam dong hinh anh 1

Một nhà kính trồng rau thuỷ canh theo công nghệ Thái Lan trong trang trại của gia đình anh Phan Tuấn Linh (Phường 5, thành phố Đà Lạt) cho thu nhập 60 triệu đồng/1.000m2/vụ

Mô hình này được ví von như vườn cây trên không do cây rau được đưa lên giàn cao khoảng 1m so với mặt đất và hấp thụ chất dinh dưỡng qua nguồn nước chảy liên tục trong các ống thuỷ canh. Đa số loại rau trồng thuỷ canh đều là xà lách hoặc một số loại rau ăn lá ngắn ngày. Không chỉ có lợi thế đem lại sản phẩm sạch và an toàn thì mô hình trồng rau này còn đảm bảo sức khoẻ cho chính người trồng rau và góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên, qua đó cũng trở thành nguồn cung cấp rau sạch uy tín cho thị trường trong và ngoài nước. 

 kiem tien ti tu nhung vuon rau tren khong o lam dong hinh anh 2

Công nhân đặt các chậu rau xà lách con vào ống thuỷ canh có chứa nước dinh dưỡng chảy liên tục suốt ngày đêm

Các sản phẩm rau thuỷ canh đang được các nông trại hợp đồng cung cấp cho các siêu thị lớn, cửa hàng rau sạch và hệ các nhà hàng, khách sạn trong cả nước. Hoặc nhắm đến đối tượng khách hàng cao cấp, với mức giá bình quân từ 35.000 – 45.000 đồng/kg. 

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng, ưu điểm của mô hình này là không những an toàn sức khoẻ cho người tiêu dùng mà còn đảm bảo cho môi trường sinh thái. 

 kiem tien ti tu nhung vuon rau tren khong o lam dong hinh anh 3

Giàn thuỷ canh đưa lên cao cách mặt đất khoảng 1m nhìn như những vườn rau trên không

 

Kết quả phân tích mẫu cho thấy sản phẩm rau thuỷ canh hầu như không để lại những tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật và các vi sinh vật gây hại cho đường ruột như Ecoli, Coliform, Nitrat… nên khá an toàn cho sức khoẻ, người mua chỉ cần rửa sơ rau là dùng được ngay. 

 kiem tien ti tu nhung vuon rau tren khong o lam dong hinh anh 4

Nhân công tại nông trại Bạch Cúc (xã Lát, huyện Lạc Dương) đóng gói rau xà lách thuỷ canh tại nông trại trước khi đưa đi tiêu thụ

Mô hình này được ví von như vườn cây trên không do cây rau được đưa lên giàn cao khoảng 1m so với mặt đất và hấp thụ chất dinh dưỡng qua nguồn nước chảy liên tục trong các ống thuỷ canh. Đa số loại rau trồng thuỷ canh đều là xà lách hoặc một số loại rau ăn lá ngắn ngày. Không chỉ có lợi thế đem lại sản phẩm sạch và an toàn thì mô hình trồng rau này còn đảm bảo sức khoẻ cho chính người trồng rau và góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên, qua đó cũng trở thành nguồn cung cấp rau sạch uy tín cho thị trường trong và ngoài nước. 

Các sản phẩm rau thuỷ canh đang được các nông trại hợp đồng cung cấp cho các siêu thị lớn, cửa hàng rau sạch và hệ các nhà hàng, khách sạn trong cả nước. Hoặc nhắm đến đối tượng khách hàng cao cấp, với mức giá bình quân từ 35.000 – 45.000 đồng/kg. 

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng, ưu điểm của mô hình này là không những an toàn sức khoẻ cho người tiêu dùng mà còn đảm bảo cho môi trường sinh thái. 

 kiem tien ti tu nhung vuon rau tren khong o lam dong hinh anh 5

Một công nhân thu hoạch rau xà lách được trồng theo phương pháp thuỷ canh tại Đà Lạt sau 25 ngày gieo trồng. Mỗi năm mô hình rau thuỷ canh có thể cho thu hoạch 13 vụ

Kết quả phân tích mẫu cho thấy sản phẩm rau thuỷ canh hầu như không để lại những tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật và các vi sinh vật gây hại cho đường ruột như Ecoli, Coliform, Nitrat… nên khá an toàn cho sứckhoẻ, người mua chỉ cần rửa sơ rau là dùng được ngay. 

Theo Nguyễn Dũng (Báo Lâm Đồng)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập89
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm79
  • Hôm nay21,715
  • Tháng hiện tại686,981
  • Tổng lượt truy cập85,594,017
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây