Học tập đạo đức HCM

Kỹ thuật chăn nuôi heo đực giống (phần 3)

Thứ hai - 06/10/2014 00:26

SỬ DỤNG THỨC ĂN CHO LỢN ĐỰC GIỐNG

1. Nguồn thức ăn cho đực giống

1.1. Thức ăn xanh

Thức ăn xanh là tất cả các loại cỏ trồng, cỏ tự nhiên, các loại rau xanh cho gia súc sử dụng ở trạng thái tươi, xanh bao gồm: rau muống, bèo hoa dâu, lá bắp cải, su hào, cỏ tự nhiên, cỏ trồng như cỏ voi và cỏ sả, bèo tấm, rau dừa nước, rau dền, rau lấp, thân lá khoai lang...

 

 

1.2. Đặc điểm dinh dưỡng.

- Thức ăn xanh chứa nhiều nước, nhiều chất xơ, tỷ lệ nước trung bình 80 - 90%, tỷ lệ xơ thô trung bình ở giai đoạn non là 2 - 3%, trưởng thành 6 - 8% so với thức ăn tươi. Thức ăn xanh chứa nhiều nước và nhiều xơ nên vật nuôi cần  lượng lớn mới thỏa mãn nhu cầu nhưng do hạn chế dung tích đường tiêu hóa nên con vật không ăn được nhiều.

- Thức ăn xanh dễ tiêu hóa, có tính ngon miệng cao, tỷ lệ tiêu hóa đối với loài nhai lại là 75 - 80%, đối với heo 60 - 70%, là loại thức ăn dễ trồng và cho năng suất cao. Ví dụ: 1 ha rau muống cho 50 - 70 tấn, 1 ha bèo dâu cho 350 tấn.

- Thức ăn xanh giàu vitamin, nhiều nhất là caroten, vitamin B đặc biệt là vitamin B2, và vitamin E có hàm lượng thấp.

- Hàm lượng khoáng trong thức ăn xanh thay đổi tuỳ theo loại thức ăn, tính chất đất đai, chế độ bón phân và thời gian thu hoạch.

- Hàm lượng lipit có trong thức ăn xanh dưới 4% tính theo vật chất khô, chủ yếu là các axit béo chưa no.

- Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong thức ăn xanh rất thấp và vì vậy giá trị dinh dưỡng thấp,

1.3. Sử dụng thức ăn xanh

- Cho ăn sống với các với các loại thức ăn xanh non vừa lứa.

- Nấu chín đối với các loại thức ăn xanh già hoặc có độc tố.

- Ủ chua để dự trữ thức ăn xanh theo mùa vụ.

- Phơi khô dự trữ thức ăn xanh vào mùa đông hoặc lúc giáp hạt.

- Heo đực giống sử dụng các loại thức ăn xanh: Rau muống, rau lấp, bèo dâu, khoai lang…

1.2. Các loại thức ăn cung cấp năng lượng.

a. Bắp: Bắp là một trong những loại thức ăn tinh cung cấp năng lượng cho heo rất tốt. Bắp gồm 3 loại: bắp vàng, bắp trắng và bắp đỏ. Bắp chứa nhiều vitamin E nhưng ít vitamin D và vitamin nhóm B. Bắp chứa ít canxi, nhiều photpho nhưng chủ yếu dưới dạng kém hấp thu là phytate. Nếu cho heo ăn bắp nhiều phải bổ xung thêm khoáng.

Giống  như  các  loại  thức  ăn  hạt  cốc khác, bắp là loại thức ăn có tỷ lệ tiêu hóa năng lượng cao, giá trị protein thấp và thiếu cân đối axit amin. Bắp chứa 730 g tinh bột/kg vật chất khô. Protein thô từ 8 - 13% (tính theo vật chất khô). Lipit của bắp từ 3 - 6%, chủ yếu là các axit béo chưa no, nhưng là nguồn phong phú axit linoleic. Bắp là loại thức ăn rất giàu năng lượng, 1 kg bắp hạt có 3200 - 3300 kcal ME. Bắp còn có tính chất ngon miệng với heo. Lysine và Tryptophan là hai loại axit amin hạn chế của bắp khi dùng nuôi heo.

Độ ẩm của bắp có thể biến đổi từ 1 - 25%. Muốn bảo quản tốt độ ẩm tối đa cho phép 15%. Bắp thường được xem là loại thức ăn năng lượng để so sánh với các

loại thức ăn khác.

b. Tấm gạo: tấm gạo là phụ phẩm từ lúa có giá trị dinh dưỡng gần tương đương với bắp nhưng không có sắc tố. Tấm có thể sử dụng trong thức ăn của heo nhỏ vì dễ tiêu hóa, tuy nhiên do giá thành đắt nên ít được sử dụng nhiều trong thức

ăn chăn nuôi.

c. Cám gạo: bao gồm một số thành phần chính như vỏ cám, hạt phôi gạo, trấu

và một ít tấm. Chất lượng của cám thay đổi tùy thuộc vào hàm lượng trấu trong cám.

Nhiều trấu sẽ làm tăng hàm lượng chất xơ thô và silic, giảm nồng độ năng lượng của thức ăn, giảm tỷ lệ tiêu hóa. Tùy theo lượng trấu còn ít hay nhiều mà cám được phân thành loại I hay loại II.

Cám có nhiều vitamin B1, ngoài ra còn có cả vitamin B6  và biotin, 1kg cám gạo có khoảng 22 mg vitamin B1, 13 mg vitamin B6 và 0,43 mg biotin. Cám gạo là sản phẩm có giá trị dinh dưỡng, chứa 11 - 13% protein thô, 10 - 15% lipit thô, 8 -

9% chất xơ thô, khoáng tổng số là 9 - 10%. Cám gạo chứa 14-18% dầu. Dầu cám chủ yếu là các axit béo không no, các axit này dễ dàng làm cho mỡ bị ôi, giảm chất lượng của cám và cám trở nên đắng, khét.

Quá trình gây ôi của dầu trong cám có thể được hạn chế bằng phương pháp xử lý nhiệt hay phơi khô ngay sau khi xay nghiền gạo. Xử lý nhiệt ở nhiệt độ 100oC

trong vòng 4 -5 phút bằng hơi nước nóng là đủ để làm chậm lại quá quá trình sản sinh acid béo tự do.

Cám có thể được làm khô bởi nhiệt bằng cách trải rộng trên các khay chứa và sử lý ở nhiệt độ 200oC trong vòng 10 phút. Độ ẩm trong cám tốt nhất nên ở 4% trong khi bảo quản sẽ làm vô hiệu hóa các chất kháng dinh dưỡng.

Những điểm cần chú ý khi sử dụng cám làm thức ăn heo

- Có thể sử dụng với mức cao trong khẩu phần: từ 30 - 70%, nhưng phải phối hợp thêm các loại thức ăn giàu đạm.

- Cần có biện pháp chế biến thích hợp như ủ men, ủ chua, lên men nhẹ, đường hóa, nấu chín... để nâng cao tỷ lệ tiêu hóa.

- Khi dùng hỗn hợp hạt ngũ cốc cần bổ sung thêm Ca, không nên cho ăn quá nhiều và cần bổ sung thêm P vô cơ.

d. Bột sắn: Là loại thức ăn phổ biến ở miền núi, nó cung cấp khá nhiều năng lượng, tuy nhiên trong sắn có chất độc vì vậy cần phải xử lý trước khi cho heo ăn.

Bột sắn là nguồn cung cấp năng lượng rất tốt cho heo với điều kiện phải bổ sung đầy đủ acid amin và vitamin. Bột sắn có hàm lượng tinh bột rất cao nên trong công nghệ sản xuất thức ăn dập viên được sử dụng với tư cách là chất kết dính.

Lưu ý khi sử dụng:  Trong sắn có hàm lượng acid cyanhydric rất cao (HCN) cần phải xử lý trước khi sử dụng làm thức ăn cho heo.

f. Khoai lang: Củ khoai lang sử dụng cho heo thay thế như một phần thức ăn tinh. Giá trị năng lượng tương đương 80% so với giá trị của bắp. Khác với củ sắn, củ khoai lang phải được thu hoạch khi tới tuổi vì để lâu sẽ bị nấm và tuyến trùng phá hoại củ. Sau khi thu hoạch có thể tồn trữ lâu không cần điều kiện đặc biệt nào.

Do sản lượng thấp và giá thành cao nên ít dùng trong thức ăn công nghiệp. Trong củ khoai lang sống có chất kháng dinh dưỡng antitrypsin nên khi sử dụng

cần được nấu chín

* Bảo quản: Thức ăn tinh sau khi đã phơi khô hoặc sấy khô cho vào bao hoặc túi bóng đưa vào kho để trên giàn giáo trong kho bảo quản. Kho bảo quản phải khô ráo, thoáng mát. Trong thời gian bảo quản phải thường xuyên kiểm tra nhằm phát hiện mối, mọt để kịp thời xử lý.

* Sử dụng: đối với heo đực giống cho ăn thức ăn tinh từ 80 - 90% trong khẩu phần.

1.3. Các loại thức ăn cung cấp protein (chất đạm)

a.Bã đậulà sản phẩm tận dụng sau khi chế biến đậu phụ, do vậy tận dụng cho heo ăn sẽ cung cấp lượng đạm nhất định để heo sinh trưởng và phát triển tốt

b. Khô dầu: Khô dầu là sản phẩm của các loại hạt có dầu sau khi đó ép lấy dầu, phần còn lại tận dụng bổ sung cho chăn nuôi. Khô dầu bao gồm các loại sau: khô dầu lạc, đậu tương, vừng, bông, dừa, hướng dương. Các loại thức ăn khô dầu rất giàu đạm, năng lượng.

Khô dầu đậu tương có hàm lượng protein cao, chiếm khoảng 42 - 45% theo vật chất khô. Là nguồn protein thực vật có giá trị dinh dưỡng tốt nhất trong các loại khô dầu.

Khô dầu lạc có 35 - 38% protein thô, axit amin không cân đối, thiếu lysine, cystine, methionine, không có vitamin B12, do vậy khi dùng khô dầu lạc làm nguồn cung protein cho heo cần bổ sung các loại thức ăn giàu lysine, cystine, methionine và vitamin B12.

Khô dầu dừa là sản phẩm phụ của quá trình ép cùi dừa lấy dầu, hàm lượng

protein thấp 21,5%, tỉ lệ xơ cao, vì vậy cho ăn nhiều tỉ lệ tiêu hoá kém.

c. Bột thịt và bột thịt xươnglà sản phẩm được chế biến từ thịt xương của động vật, sau khi đem xay nghiền và sấy khô. Bột thịt chứa 60 - 70% protein thô, bột thịt xương chứa 45 - 55%.

d. Bột máu khô: Chứa ít lipit và khoáng nhưng nhiều protein (80%).

e. Bột cálà loại thức ăn bổ sung hoàn hảo cho heo, giàu protein, tỷ lệ axit amin cân đối, có nhiều axit amin chứa lưu huỳnh. Tuy nhiên chất lượng của bột cá còn phụ thuộc vào loại cá và bộ phận của cá đem chế biến. Nếu bột cá được chế biến từ loại cá nhỏ thì hàm lượng protein từ 20 - 25%, cá lớn hàm lượng protein 50%. Bột cá giàu protein nhưng khó bảo quản và giá thành cao, cho heo ăn từ 7-15%.

* Sử dụng:

- Bả đậu có thể sử dụng trong khẩu phần ăn đực giống từ 15 – 20%

- Các loại khô dầu sử dụng từ 7 – 10% trong khẩu phần đực giống.

- Các loại bột thịt, bột thịt xương, bột máu sử dụng từ 7 - 8% trong khẩu phần heo đực giống

1.4. Thức ăn hỗn hợp

1.4.1. Thức ăn hỗn hợp dạng bột

Thức ăn hỗn hợp dạng bột bao gồm:

Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh: còn gọi là thức ăn hỗn hợp tinh là loại thức ăn hoàn toàn cân bằng về các chất dinh dưỡng cho heo, phù hợp với sức sản xuất của

chúng, không cần thiết bổ sung thêm bất kỳ loại thức ăn nào khác.

+ Thức ăn hỗn hợp đậm đặc: Thành phần gồm 3 nhóm chính: Protein, khoáng, vitamin, ngoài ra còn bổ sung thêm kháng sinh và thuốc phòng bệnh. Thức ăn hỗn hợp đậm đặc đem trộn với nguồn thức ăn tinh bột tạo thành thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh. Thức ăn hỗn hợp đậm đặc tiện cho việc chế biến thủ công, công nghệ quy mô nhỏ.

- Chỉ tiêu đánh giá chất lượng thức ăn hỗn hợp dạng bột: trạng thái, màu sắc,

mùi.

+ Trạng thái phải đồng nhất: không mối, mọt.

+ Màu sắc: phù hợp với nguyên liệu chế biến: màu vàng, sáng.

+ Mùi thơm, ngon, dễ chịu.

+ Độ ẩm không quá 14%.

1.4.2. Thức ăn hỗn hợp dạng viên

Thức ăn hỗn hợp dạng viên là loại thức ăn bào chế theo dạng viên, vì vậy khi cho heo ăn giảm được lượng thức ăn rơi vãi (10 -15%) so với thức ăn hỗn hợp dạng bột.

*Ưu điểm của thức ăn viên:

- Dễ cho ăn, tránh được sự lựa chọn thức ăn của con vật, ép con vật ăn theo nhu cầu dinh dưỡng đã định.

- Thức ăn viên làm giảm được không gian dự trữ, giảm dung tích máng ăn, dễ bao gói, dễ vận chuyển, bảo quản được lâu. Khi làm viên thu gọn thể tích đi 25%, giảm số lượng bao bì.

- Làm tăng hiệu quả lợi dụng thức ăn, giảm tiêu hao năng lượng khi ăn.

- Thức ăn viên còn tránh được sự lựa chọn thức ăn,

- Cho gia súc ăn không bụi, tránh được những bệnh về mắt, đường hô hấp.

- Nhiệt độ, áp suất trong quá trình ép viên đã tiêu diệt một phần lớn các loại vi sinh vật có hại.

- Tác động cơ giới, áp suất, nhiệt trong quá trình ép viên đã phá vỡ kết cấu của lignin và cellulose làm cho tỷ lệ tiêu hóa tinh bột, xơ tăng.

Tuy nhiên thức ăn viên có nhược điểm là giá thành cao, nhiệt trong quá trình ép viên cũng làm phân hủy một số vitamin.

1.4.3. Bảo quản thức ăn hỗn hợp

Đưa các bao thức ăn vào để trên giàn giáo trong kho bảo quản. Kho bảo quản phải khô ráo, thoáng mát. Trong thời gian bảo quản phải thường xuyên kiểm tra nhằm phát hiện mối, mọt để kịp thời xử lý.

1.4.4. Sử dụng thức ăn hỗn hợp

-Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dùng để chăn nuôi heo đực giống cũng như tất cả các loại heo.

-Thức ăn hỗn hợp đậm đặc khi sử dụng chỉ cần pha thêm với thức ăn sẵn có của gia đình theo tỷ lệ nhất định phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của heo.

-Tất cả các loại thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn hỗn hợp đậm đặc, thức ăn hỗn hợp viên đều cho ăn sống, không cần thiết phải nấu chín.

-Khi cho heo ăn các loại thức ăn hỗn hợp cần phải cung cấp nước đầy đủ.

1.5. Thức ăn bổ sung

Thức ăn bổ sung (supplement) là một chất hữu cơ hay một chất khoáng ở dạng tự nhiên hay tổng hợp, không giống với thức ăn khác ở chổ không đồng thời cung cấp năng lượng, protein và chất khoáng. Thức ăn bổ sung được đưa vào khẩu

phần ăn của động vật với liều hợp lý hoặc với liều rất thấp giống với liều của thuốc. Nếu phân theo thành phần hóa học thì có những loại thức ăn bổ sung sau đây:

- Thức ăn bổ sung protein

- Thức ăn bổ sung khoáng

- Thức ăn bổ sung vitamin

- Các loại thức ăn bổ sung khác: chất kích thích sinh trưởng, chất bảo vệ, bảo quản thức ăn, chống khuẩn, chống mốc, chất tạo màu mùi vị, thuốc phòng bệnh như thuốc phòng cầu trùng, bạch ly...

Thức ăn bổ sung được sử dụng phổ biến trong chăn nuôi có tác dụng nâng cao khả năng chuyển hóa và hiệu quả sử dụng thức ăn, tăng khả năng lợi dụng thức

ăn, kích thích sinh trưởng, tăng khả năng sinh sản và phòng bệnh. Một số loại có tác dụng bảo vệ thức ăn tránh oxy hóa, tránh nấm mốc tốt hơn.

Do sự phát triển của công nghệ sinh học, ngày càng có nhiều loại thức ăn bổ

sung được sử sụng trong chăn nuôi. Tuy nhiên, việc sử dụng thức ăn bổ sung cũng có những mặt trái của nó. Kháng sinh, thuốc chống cầu trùng, hormon.. đưa vào khẩu phần ăn thiếu sự kiểm soát của thú y đã gây những tác hại nhất định: kháng sinh đã tạo những dòng vi khuẩn kháng kháng sinh, gây khó khăn và tốn kém cho việc bảo vệ sức khỏe của người và gia súc. Các chất tồn dư của kim loại nặng, các hormon.. có thể gây ung thư cho người

1.5.1. Thức ăn bổ sung khoáng

*Thức ăn bổ sung Ca, P.

Trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi nếu thiếu Ca, P thì heo trưởng thành dễ bị xốp xương, heo con dễ bị mềm xương dẫn đến bị bại liệt, đặc biệt là heo đực giống chất lượng tinh trùng kém và do bị bại liệt không nhảy giá được.

Nguồn cung cấp Ca, P là bột xương cá, vỏ sò, vỏ hến … Tuỳ theo tiêu chuẩn của từng loại heo mà bổ sung cho đủ.

- Bột xương: bột xương được chế biến từ xương động vật, bột có màu trắng xám, chứa 26 -30 % Ca và 14 - 16 % P, ngoài ra trong bột xương còn chứa các nguyên tố đa và vi lượng khác.

- Cacbonate canxi hay phấn có tới 40% Ca, được dùng khá phổ biến. Vỏ hến có 30 - 35% Ca

- Đá vôi có 32 - 36 % Ca, bột vỏ sò chứa 33 % Ca

- Bột photphorit : Ca3(PO4)2 còn gọi là photphat canxi chứa 32 % Ca và 14 % P và dưới 0,2 % F.

Nhu cầu Ca, P của heo: Heo nội: Ca: 10g, P: 7g/con/ngày; heo ngoại: Ca: 16 -

18g, P: 13 - 15g/con/ngày.

* Thức ăn bổ sung NaCl

Muối ăn thường ở dạng tinh thể màu trắng, tan trong nước chứa 30% Na và

57% Cl.

*Thức ăn bổ sung Mg và các vi khoáng khác: Fe, Cu, Zn, Mn.

CuSO4.5H2O, CuCO3 để bổ sung Cu. FeSO4.5H2O để bổ sung Fe. ZnSO4.6H2O, ZnCO3 dùng để bổ sung Zn. MnO2, MnSO4.4H2O dùng để bổ sung Mn. KI bổ sung I.

Muốn tạo hồng cầu giúp cơ thể phát triển tốt, tăng khả năng chống bệnh có thể bổ sung: FeSO4: 100 mg/1kg thức ăn. CuSO4: 10 mg/1kg thức ăn. ZnSO4: 50 mg/1kg thức ăn. MnSO4: 40 mg/1kg thức ăn.

1.5.2. Thức ăn bổ sung vitamin 

Vitamin là hợp chất hữu cơ có phân tử lượng tương đối nhỏ, có trong cơ thể với số lượng rất ít, nhưng không thể thiếu được, vì nó có vai trò quan trọng là tham gia nhóm ghép trong nhiều hệ thống enzyme, xúc tác các phản ứng sinh học để duy trì mọi hoạt động sống bình thường như: Sinh trưởng, sinh sản, bảo vệ cơ thể và sản xuất các sản phẩm chăn nuôi... Mọi sự thiếu hụt vitamin đều dẫn đến rối loạn trao đổi chất, gây hại cho động vật.

Muốn tăng khả năng sử dụng các chất dinh dưỡng thức ăn và khắc phục những hiện tượng bệnh lý do thiếu vitamin gây ra, thường phải bổ sung vào thức ăn hỗn hợp một lượng vitamin hoặc ở dạng vitamin thô, vitamin tinh khiết hoặc

vitamin tổng hợp (premix vitamin) trên cơ sở thoả mãn nhu cầu cơ thể về vitamin.

Do có hoạt tính sinh học cao, vitamin có thể phát huy tác dụng ngay với những liều lượng rất nhỏ. Do đó khi bổ sung vitamin vào khẩu phần, phải theo đúng chỉ dẫn trong đó ghi rõ hoạt tính và liều sử dụng.

a. Thức ăn bổ sung Vitamin A.

Nếu thiếu Vitamin A làm giảm khả năng sinh sản của đực giống

*Nguồn cung cấp vitamin A

- Rau xanh, cỏ họ đậu, đu đủ chín, bí đỏ, cà rốt giàu caroten.

- Bột cỏ, bột lá bình linh, bột lá khoai mì sấy nhân tạo, phơi có kỹ thuật (phải còn giữ được màu xanh vì màu xanh là diệp lục mà diệp lục còn thì hàm lượng caroten sẽ còn) là nguồn caroten dồi dào, chỉ cần bổ sung 3 – 4% vào khẩu phần sẽ

đáp ứng đủ nhu cầu vitamin A cho heo.

- Vitamin A có nhiều trong dầu gan cá.

- Vitamin A tổng hợp : premix vitamin, ADE dung dịch tiêm …

b. Thức ăn bổ sung Vitamin D.

Vitamin D tham gia vào quá trình trao đổi Ca, P. Nếu thiếu Vitamin D heo con dễ bị bệnh còi xương, mềm xương; heo trưởng thành dễ bị mềm xương, xốp xương.

Vitamin D có nhiều trong dầu cá.

c. Thức ăn bổ sung Vitamin E.

Vitamin E làm tăng sức sống của tinh trùng, bào thai, làm giảm độc tố. Nếu thiếu Vitamin A và Vitamin E thì  khả năng sinh sản heo đực suy giảm

1.5.3. Thức ăn bổ sung kháng sinh. 

- Kháng sinh đưa vào thức ăn một lượng nhất định, không những hạn chế được một số bệnh truyền nhiễm, mà còn làm cho con vật lớn nhanh.

- Kháng sinh giúp con vật khoẻ mạnh, hạn chế bệnh tiêu chảy và rối loạn tiêu

hoá.

- Kháng sinh làm tăng hiệu quả thức ăn, nếu thức ăn có thêm kháng sinh thì cứ

tăng 100 kg thể trọng sẽ tiết kiệm được 15 - 20 kg thức ăn. Liều dùng cho heo 20 -

50g/1 tấn thức ăn.

Hiện nay việc bổ sung kháng sinh vào thức ăn có thể bị giảm hiệu lực do điều kiện chăn nuôi được cải thiện, chế độ dinh dưỡng được đảm bảo, chăm sóc quản lý và chuồng trại tốt hơn trước, mặt khác do việc sử dụng thường xuyên kháng sinh làm cho vi khuẩn lờn thuốc, mất hiệu lực của kháng sinh.

Cơ chế tác động chủ yếu của kháng sinh là liều thấp trong thức ăn kháng sinh ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại trong đường ruột, tăng sự tiêu hóa hấp thu dưỡng chất trong thức ăn.

* Cách sử dụng kháng sinh

- Dùng liều thấp để kích thích tăng trưởng, tăng năng suất. Tùy theo loại kháng sinh mà liều dùng khác nhau, nhưng trong khoảng 15 -30 mg/ kg thức ăn hay 15 - 30 g/1 tấn thức ăn (chỉ những loại kháng sinh được phép sử dụng bổ sung trong thức ăn).

- Dùng để phòng bệnh khi bị stress (lúc vận chuyển đi xa, chuyển chổ ở mới, thường dùng ở liều cao hơn liều kích thích sinh trưởng khoảng gấp 10 lần. Thời gian không quá 5 ngày. Hiệu quả tốt khi khi kết hợp kháng sinh và vitamin.

- Dùng kháng sinh để điều trị: liều cao hơn liều phòng gấp 3 - 4 lần. Thời gian 3 - 5 ngày tùy loại kháng sinh.

2. Nhu cầu dinh dưỡng của heo đực giống

2.1. Nhu cầu năng lượng

Nguồn năng lượng rất quan trọng đối với hoạt động của đực giống. Nếu cung cấp thiếu heo đưc giống sẽ gầy còm, không muốn giao phối, tinh dịch ít, phẩm chất kém. Tuy nhiên nếu cung cấp quá nhiều heo đực giống sẽ mập mỡ và lười giao phối. nhu cầu năng lượng phụ thuộc vào giống, tuổi heo đực giống.

2.2. Nhu cầu protein (chất đạm)

Protein là nguồn nguyên liệu cho sự hình thành tinh dịch, thiếu nó làm cho dịch hoàn heo đực kém phát triển, khả năng tạo tinh trùng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mỗi 1 lần xuất tinh, heo có thể xuất được từ 150 - 300 ml tinh dịch nên phải cung cấp đầy đủ protein bao gồm protein có nguồn gốc động vật (50 % trở lên) và protein có nguồn gốc thực vật. Nhu cầu protein cũng thay đổi theo giống và tuổi heo đực giống.

Bảng 2.2. Nhu cầu năng lượng và protein cho heo đực giống

Giống

Trọng lượng heo

 

(kg)

Năng lượng – ME

 

(Kcal)

Protein thô – CP

 

(gram)

Giống heo nội

61 – 70

 

71 – 80

81 – 90

5.000

 

6.000

6.250

352

 

384

400

Giống heo ngoại

140 – 160

 

167 – 180

 

181 – 200

 

201 - 250

9.000

 

9.500

 

10.000

 

11.500

600

 

633

 

667

 

767

2.3. Nhu cầu chất khoáng

Các nguyên tố Ca, P tham gia vào cấu tạo tinh trùng, nếu thiếu heo phải huy động từ xương ra nên heo bị xốp xương, mềm xương dẫn đến bị bại liệt. nên phải cung cấp đầy đủ khoáng gồm khoáng đa lượng và khoáng vi lượng cho heo. nhu cầu của heo đực giống là 14 - 18g Ca và 8 - 10g P cho 100 kg trọng lượng. Nguồn cung cấp như: bột xương, bột cá, vỏ sò và premix khoáng.

2.4. Nhu cầu vitamin

Vitamin thường làm chất xúc tác trình quá trình trao đổi chất nên nó rất cần thiết, nhất là vitamin A, D, E. Nếu thiếu vitamin A tinh hoàn heo đực bị teo, ống dẫn tinh bị thoái hóa làm cho tinh hoàn sưng to, không sản xuất được tinh dịch. Nếu thiếu vitamin D làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu Ca, P. Nếu thiếu vitamin E làm cho tinh hoàn bị teo, phản xạ tính dục kém.

Nhu cầu: Vitamin A : 2-3 vạn UI/100 kg P Vitamin D: 1000 UI/100 kg P Vitamin E: 200 mg/kg P

2.5. Nhu cầu chất xơ

Nhu cầu chất xơ cho đực giống không cao, vì khi ăn nhiều chất xơ, khối lượng khẩu phần lớn nên heo đực sẽ lớn bụng gây khó khăn trong phối giống.

 

Thạc sĩ Lê Đĩnh Nghi
Nguồn: bannhanong.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập146
  • Hôm nay46,643
  • Tháng hiện tại1,014,313
  • Tổng lượt truy cập92,188,042
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây