Học tập đạo đức HCM

Lãi 100 triệu đồng/tháng nhờ nuôi bò sữa sạch

Thứ hai - 06/10/2014 08:56
Từ việc chuyển đổi chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún sang làm ăn lớn, áp dụng quy trình VietGAP, hơn 500 hộ dân ở thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu (Sơn La) có thu nhập cao hơn nhiều so với trước. Thực tế cho thấy, đã đến lúc nuôi bò sữa cũng cần áp dụng đúng theo quy trình chăn nuôi sạch.

Cuối năm 2013, dự án chăn nuôi theo quy trình VietGAP đã được Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu triển khai thành công đến trên 500 hộ dân nuôi bò (đạt 100% kế hoạch) tại thị trấn Nông trường Mộc Châu (Sơn La).

Bò hết ốm, năng suất cao

Hơn 10 năm gắn bó với việc chăn nuôi bò sữa ở Nông trường Mộc Châu (Sơn La), vui, buồn với nghề có cả, nhưng chưa khi nào bà Vũ Thị Đáng ở tiểu khu 70 lại phấn khởi như bây giờ. Chia sẻ về niềm vui này, bà Đáng nói: “Khi mới lên đây làm kinh tế, đăng ký xin nuôi bò, tôi còn băn khoăn lắm, nhưng khi bắt tay vào nuôi được phía công ty tận tình hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, đến giờ mới thấy bò sữa dễ nuôi, cho hiệu quả kinh tế cao”. Gia đình bà Đáng từ chỗ chỉ nuôi 2 còn bò sữa vào năm 2002, đến nay số lượng bò đã được nhân giống tăng lên nhanh chóng với trên 40 con, trong đó có trên 15 con đang cho sữa với sản lượng 15 – 40 lít sữa/con/ngày.

 “Điều đáng mừng hơn cả là từ năm 2013, nông dân (ND) chúng tôi ở đây được tiếp cận với quy trình chăn nuôi bò sữa an toàn theo quy chuẩn VietGAP từ khâu nguyên liệu đầu vào đến cách chăn nuôi, chuồng trại… thấy hiệu quả hơn hẳn. Bởi không chỉ vệ sinh môi trường chuồng trại sạch, bò nuôi khỏe mà sản lượng và chất lượng sữa thu mỗi ngày đạt cao hơn”- bà Đáng cho biết. Hiện với sản lượng thu được hơn 400 lít sữa/ngày với giá trên 13.000 đồng/lít, thu nhập trung bình hàng tháng của gia đình sau khi trừ mọi chi phí lên đến 100 triệu đồng.

Là một trong hàng trăm triệu phú bò sữa ở Mộc Châu, gia đình anh Dương Văn Nội ở khu Vườn đào 2, thị trấn Nông trường Mộc Châu cũng được hưởng lợi từ chương trình chăn nuôi an toàn VietGAP. Anh Nội cho biết: “Thời gian đầu, khi mới chăn nuôi bò theo VietGAP, tôi cũng lo lắm. Tuy vậy, hiệu quả về lâu dài lại rất lớn, nên tôi vẫn quyết định làm theo”.

Theo anh Nội, khi tham gia với quy trình chăn nuôi VietGAP, mỗi hộ dân được tham gia 2 buổi học miễn phí về xây dựng chuồng trại, cách chăm sóc… Sau khi học xong, anh đã mạnh dạn vay vốn đầu tư hơn 1 tỷ đồng vào xây dựng chuồng, trại mới đáp ứng quy trình chăn nuôi VietGAP. “Những năm trước, còn chăn nuôi manh mún, chuồng trại còn thô sơ, bò nuôi hay bị ốm vặt nhưng từ khi có chuồng mới, rộng rãi, thoáng mát, không chỉ giúp bò khỏe mạnh không bị ốm mà sản lượng sữa ước tính tăng lên từ 15 – 20%/ngày”- anh Nội chia sẻ.

Ông Nguyễn Chí Áp – cán bộ thú y (Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu) cho biết: “Để chuyển đổi mô hình nuôi bò sữa theo quy chuẩn VietGAP, chúng tôi đã áp chỉ tiêu và có chính sách thưởng, phạt cụ thể. Chẳng hạn, hàng ngày công ty sẽ cho cán bộ xuống các hộ nuôi bò kiểm tra quy trình nuôi và chấm điểm, nếu hộ nào đạt điểm tuyệt đối sẽ được thưởng tùy theo sản lượng sữa đạt được mỗi ngày và cao hơn là sẽ được đưa vào danh sách thưởng hay tháng, quý, năm. Ngoài ra, đối với các hộ kiểm tra không đạt yêu cầu nhất là về công tác vệ sinh môi trường sẽ bị gửi kết quả về công ty xử lý nghiêm, nên hầu hết bà con đều làm đúng quy trình”.

Hướng đến sản xuất sữa hữu cơ

Ông Hà Trung Chiến - Chủ tịch UBND huyện Mộc Châu
 Để phát triển đàn bò, và thương hiệu sữa Mộc Châu, ngoài chính sách hỗ trợ bảo hiểm vật nuôi, giá sữa cho ND nuôi bò ngoài phía doanh nghiệp, huyện đã có chính sách hỗ trợ vốn được trích ra từ ngân sách huyện cho ND trồng ngô nguyên liệu ủ chua cung cấp cho đàn bò.

Trao đổi với NTNN, ông Hà Trung Chiến – Chủ tịch UBND huyện Mộc Châu (Sơn La) cho biết: “Chương trình chăn nuôi bò sữa Mộc Châu là một chương trình lớn của Sơn La. Nghề nuôi bò sữa đang tạo công ăn việc làm với thu nhập cao cho hàng trăm hộ ND của tỉnh. Đặc biệt, trong năm qua, từ việc áp dụng thành công quy trình chăn nuôi an toàn VietGAP đã không chỉ giúp cho thương hiệu sữa của tỉnh phát triển và được người tiêu dùng ở trên 40 tỉnh, thành phố trên cả nước đánh giá rất cao và gần như các sản phẩm sữa được sản xuất ra không đủ cung cấp cho thị trường”.

Ông Trần Công Chiến – Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu cho biết: “Từ việc áp dụng thành công quy trình VietGAP trong chăn nuôi bò sữa cho trên 500 hộ nuôi bò sữa, chúng tôi đang hướng tới mô hình sản xuất hữu cơ”. Theo ông Chiến, với số lượng đàn bò lên đến trên 16.000 con bò sữa như hiện nay và dự kiến tăng lên 30.000 con vào năm 2020, để tạo lợi nhuận tối đa cho bà con ND nuôi bò, thời gian qua chúng tôi đã đầu tư một số công nghệ tiên tiến như áp dụng khẩu phần thức ăn mới, sử dụng hợp lý cỏ Alfalfa có hàm lượng dinh dưỡng cao, sử dụng thức ăn ủ chua, thức ăn tổng hợp TMR cho đàn bò”.

Theo danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập370
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại768,230
  • Tổng lượt truy cập93,145,894
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây