Học tập đạo đức HCM

Ngô thay lúa

Thứ năm - 09/10/2014 00:01
Tỉnh Quảng Nam có diện tích trồng ngô trên 12.000 ha, tiềm năng còn có thể mở rộng nhờ đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Nhằm từng bước giúp nông dân tiếp cận TBKT vào SX và tạo mô hình chuyển đổi có hiệu quả, vụ HT 2014 Trung tâm Chuyển giao công nghệ - Khuyến nông (Viện Khoa học Nông nghiệp VN) phối hợp với Trung tâm KN-KN tỉnh Quảng Nam xây dựng mô hình chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng ngô.

Mô hình được triển khai tại thôn An Mỹ 1 và An Mỹ 2, xã Tam An, huyện Phú Ninh với diện tích 20 ha (chân đất cát pha, không chủ động nước), 120 hộ tham gia. Sau khi thu hoạch lúa ĐX, bà con tiến hành làm đất gieo trỉa, sử dụng giống ngô lai SSC 586.

Mật độ gieo đạt 65.000 - 70.000 cây/ha, hàng cách hàng 65 - 70 cm, cây cách cây 25 - 30 cm, mỗi hốc 1 hạt. 1 sào Trung bộ bón phân chuồng hoai mục 500 kg (hoặc 50 kg phân hữu cơ vi sinh) và vôi 25 kg; đạm urê 18 - 20 kg, lân 25 - 30 kg, kali 8 - 10 kg...

Qua theo dõi cho thấy ngô SSC 586 phát triển tốt trên chân đất lúa chuyển đổi. TGST 88 ngày, năng suất 74 tạ/ha. Hạch toán trồng lúa đầu tư hết 18,5 triệu đồng, ngô 24,6 triệu đồng. Tổng thu nhập 1 ha lúa đạt 25,6 triệu đồng, ngô đạt 44,4 triệu đồng. Trừ chi phí đầu tư thì trồng lúa cho lãi ròng 7,1 triệu đ/ha, ngô lãi 19,7 triệu đ/ha.

Ông Lương Đinh, thôn An Mỹ 2, xã Tam An chuyển 4 sào lúa sang trồng ngô cho biết, diễn biến thời tiết vụ HT rất phức tạp. Đầu vụ nắng nóng kéo dài, ảnh hưởng đến việc xuống giống và tỷ lệ nảy mầm cũng như các giai đoạn sinh trưởng của cây ngô. Đất trồng lúa chuyển đổi sang cây trồng cạn phải được cày bừa nhuyễn, mịn, sạch cỏ dại, không được vón cục…

“Để tăng năng suất ngô cần phải quy hoạch vùng SX tập trung, tách riêng những cánh đồng trồng lúa và ngô nhằm tránh úng cục bộ. Sử dụng đồng bộ giống trên một cánh đồng, áp dụng cùng lịch thời vụ để thuận lợi khâu chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, áp dụng cơ giới hóa làm đất và thu hoạch...”, ông Đinh chia sẻ.

Tỉnh Quảng Nam có diện tích trồng ngô trên 12.000 ha, tiềm năng còn có thể mở rộng nhờ đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Ngành nông nghiệp tỉnh đang khuyến cáo bà con chuyển đổi đất SX lúa kém hiệu quả sang trồng ngô. Vì đây là cây trồng có đầu ra tương đối ổn định.

Theo nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập215
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại230,631
  • Tổng lượt truy cập85,137,667
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây