Học tập đạo đức HCM

Sản xuất vụ Đông 2014 tại miền Bắc: Làm gì để đạt 22.000 tỷ đồng?

Thứ tư - 08/10/2014 23:40
Mới đây, Bộ NNPTNT đã lần đầu tiên tổ chức phát động trồng cây vụ đông tại các tỉnh miền Bắc với mục đích sẽ giúp tạo thêm ít nhất 22.000 tỷ đồng trong vụ sản xuất này. Tuy nhiên, theo ghi nhận của NTNN để đạt được mục tiêu trên, cần rất nhiều giải pháp, chính sách hỗ trợ cho bà con nông dân.

Bài 1: Làm chắc, linh hoạt sẽ thắng

Nhiều nông dân được hỏi cho biết, làm vụ đông có nhiều thuận lợi như thời vụ rộng, đất nhàn rỗi nhiều. Bên cạnh đó, làm đâu chắc đến đó thì vẫn vụ đông vẫn có thể đem lại thu nhập cao.

Tận dụng được đất “nhàn rỗi”

Mấy vụ đông gần đây, ông Diêm Lập Trọng, ở thôn Sậm, xã Tân Thịnh, Lạng Giang (Bắc Giang) đều thuê đất giá rẻ của những người trong thôn, xã bỏ không để trồng khoai tây. Từ 1,2 mẫu giờ ông đã trồng đến gần 20 mẫu khoai tây trong vụ đông. Ông Trọng cho biết, trồng khoai tây trong vụ đông không khó, sau khi gặt lúa xong chỉ cần cho máy xuống cày bật gốc rạ lên là làm được luống. Hơn nữa, chăm sóc khoai tây lại rất nhàn, sau khi trồng xong chỉ cần tưới đạm, lân mấy lần nữa là được thu hoạch. Để yên tâm về đầu ra cho sản phẩm, ông Trọng thông qua hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp của xã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với một doanh nghiệp. Theo đó, cứ để vụ thu hoạch khi vừa dỡ khoai xong, công ty sẽ xuống cân và lấy ngay, nhờ đó trừ hết chi phí riêng mấy tháng vụ đông, gia đình ông đã có thêm thu nhập từ 200-300 triệu đồng.

Theo ông Đặng Đình Thìn- Chủ nhiệm HTX Dịch vụ nông nghiệp Tân Thịnh, do có sự liên kết với doanh nghiệp nên đến nay trong HTX đã có gần 300 hộ tham gia trồng khoai tây, cùng rất nhiều hộ khác trồng các cây rau màu như cà chua bi, rau xanh… “Theo tôi, trong vụ đông tùy từng địa phương chúng ta nên có những sự lựa chọn cho các giống cây phù hợp, chứ không nên trồng đại trà theo phong trào… phủ kín diện tích được”- ông Thìn nói.

Những vụ đông trước, ông Nguyễn Văn Thạnh ở xã Hải An, huyện Hải Hậu (Nam Định) cũng từng trồng tới 20 mẫu đậu tương. Ông Thạnh cho biết, đậu tương có ưu điểm là dễ trồng, đầu ra ổn định. Tuy nhiên, đậu tương có nhược điểm lớn nhất là không chịu được mưa úng, chỉ cần ngập nước 24 giờ là thối rễ, dẫn đến chết cây, đặc biệt đậu tương thường bị rất nhiều sâu bệnh, nên năng suất không cao. “Đối với người nông dân chúng tôi, vụ đông là cơ hội để có thêm thu nhập, song các nhà khoa học cần cung cấp cho chúng tôi những giống đậu tương chống chịu được sâu bệnh, có năng suất cao. Nếu có giống đó, Nhà nước không cần hỗ trợ gì, chúng tôi cũng tự làm được”.

Làm chắc vẫn ăn

Ông Nguyễn Sinh Tiến – Trưởng phòng Trồng trọt (Sở NNPTNT tỉnh Nam Định) cho biết: “Trong vụ đông 2013, chúng tôi đã triển khai trồng 18.000ha với mục đích tăng thu nhập cho người nông dân. Tỉnh cũng có hỗ trợ một phần về giống, hướng dẫn kỹ thuật cho bà con, nhiều hộ cũng hào hứng làm. Tuy vậy, mấy năm nay do thời tiết bất thuận (mưa nhiều hơn trong vụ đông), nên đã gây thiệt hại không nhỏ cho bà con. Do đó, trong vụ đông này chúng tôi xác định làm tới đâu chắc tới đó, dự kiến chúng tôi sẽ giảm xuống dưới 17.000ha với nhiều biện pháp hỗ trợ bà con”.

Một khó khăn nữa khi làm cây vụ đông, theo ông Tiến là nguồn lao động cho vụ đông đang già hóa, thiếu lao động trẻ gây khó khăn cho việc thực hiện triển khai vụ đông. Cùng chung nhận định như ông Tiến, bà Thiều Thị Thu Hằng – Trưởng phòng Trồng trọt (Sở NNPTNT Vĩnh Phúc) cũng cho rằng, quan điểm của Vĩnh Phúc là đã làm vụ đông thì phải làm cho chắc, chứ không làm nhiều nhưng lại kém hiệu quả. “Mấy năm nay, diện tích cây vụ đông ở Vĩnh Phúc đã giảm từ 25.000ha xuống còn 20.000ha, nguyên nhân là nhiều hộ dân bỏ trồng ngô- cây thế mạnh trước đây của Vĩnh Phúc, vì kém hiệu quả. Hiện chúng tôi chỉ khuyến khích người dân trồng các loại rau củ để cung cấp cho thị trường Hà Nội, cũng như các cây lấy củ khác như khoai lang, khoai tây”- bà Hằng nói.

Chị Trần Thị Tuệ ở xã Yên Bình (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) dự kiến chỉ làm 4 sào ngô, 2 sào khoai lang có giảm chút so với vụ trước. Theo tính toán của chị Tuệ, năng suất ngô vụ đông thường chỉ đạt khoảng 130-150kg/sào, nhân với giá ngô 60.000 – 65.000 đồng/kg. Sau 3 tháng, trừ chi phí nhân công, giống má... thì chỉ lãi khoảng 100.000-150.000 đồng/sào. Mức này coi như chỉ lấy công làm lãi thôi”.

Ông Lê Văn Dũng – Phó Giám đốc Sở NNPTNT Vĩnh Phúc thừa nhận: “Khâu đầu ra cho sản phẩm vụ đông chưa có, sản xuất manh mún do chưa dồn điền đổi thửa được nên ít nhiều ảnh hưởng đến sản xuất vụ đông của người dân. Có nhiều hộ không mặn mà với vụ này và thường có tâm lý bỏ. Song theo tôi, việc người dân bỏ vụ đông vì họ so sánh với các công việc khác có thu nhập cao hơn, chứ chưa hẳn là sản xuất cây vụ đông kém hiệu quả”.

 
Theo Bộ NNPTNT, năm 2013 diện tích gieo trồng vụ đông đạt 413.700ha, thấp hơn 48.000ha so với kế hoạch. Vụ đông 2014, Bộ NNPTNT đề ra mục tiêu sẽ gieo trồng từ 450.000- 460.000ha với tổng giá trị sản xuất từ 20.000 - 22.000 tỷ đồng.
Theo danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập281
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại230,092
  • Tổng lượt truy cập85,137,128
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây