Học tập đạo đức HCM

Kỹ thuật trồng dưa leo an toàn

Thứ năm - 05/03/2015 02:50
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng dưa leo an toàn gồm các bước: xác định thời vụ, làm đất, giống, bón phân, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh,...
Kỹ thuật trồng dưa leo an toàn


1. Thời vụ:

Có thể trồng quanh năm, năng suất cao nhất ở vụ Đông Xuân và Hè Thu.

 

2. Làm đất:
    Bộ rễ dưa leo nói chung phát triển yếu, nên cần làm đất thật tơi xốp. Đất được cày ải, sạch cỏ dại, bừa nhỏ vừa phải, lên luống rộng 1 - 1,2m, cao 25 - 30cm, rãnh rộng 25 - 30cm. Trồng 1 hàng trên luống, cây cách cây 45 - 50cm. 


3. Giống: 
    Chọn giống sinh trưởng phát triển khỏe, năng suất cao, phẩm chất tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, thích ứng rộng, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Các giống dưa leo đang trồng phổ biến trong sản xuất là các giống lai F1, đều có thể sử dụng để sản xuất dưa leo an toàn.
    Dưa leo có thể gieo thẳng hoặc gieo vào bầu trong vườn ươm. Cây con được 1 lá thật đưa ra trồng (sau mọc 7 - 10 ngày). Lượng hạt cần 1,0 - 1,5 kg/ha.


4. Bón phân:
    Trồng dưa leo an toàn cần được bón phân N: P: K cân đối.
    Lượng phân bón cho 1 ha dưa leo như sau:

TT

Loại phân bón

Tổng

số

Bón

lót

Bón thúc

I

II

III

1

Phân chuồng hoai mục (tấn)

25 - 30

25 - 30

 

 

 

2

Đạm Urê (kg)

200 - 250

40 - 50

50- 60

60 - 70

50 - 70

3

Phân super lân (kg)

350 - 400

350 - 400

 

 

 

4

Phân Kali (kg)

200 - 250

40 - 50

50 -60

60 -70

50 -70

5

Vôi bột (kg) nếu pH <6,0

1000

1000

 

 

 


    * Cách bón: 
    - Bón lót:
    Đánh rạch hoặc bổ hốc thành 2 hàng trồng, dùng toàn bộ phân chuồng, phân khoáng và vôi bột bón vào rạch (hốc) đảo đều với đất lấp đầy rạch (hốc) trước khi trồng 1 - 2 ngày.
    - Bón thúc:
     Bón thúc cho dưa chuột làm 3 đợt:
     + Đợt 1: Sau khi mọc 15 - 20 ngày, cây có 5 - 6 lá thật. Bón xung quanh gốc, cách gốc 15 - 20cm kết hợp vun xới phá váng.
    + Đợt 2: Sau mọc 30 - 35 ngày. Bón giữa hai hốc kết hợp vun cao cắm dàn.
     + Đợt 3: Sau mọc 45 - 50 ngày (sau khi thu quả đợt đầu), hoà nước tưới vào giữa luống hoặc rắc vào giữa luống kết hợp tưới thấm vào buổi chiều mát (chỉ thu hoạch đợt quả tiếp theo sau khi bón thúc ít nhất 7 ngày).


5. Chăm sóc:
    Thời kỳ cây con cần tỉa bớt cây xấu, bị bệnh, đảm bảo đúng mật độ, khoảng cách.
    Khi cây mới trồng, thường xuyên tưới nhẹ nước lã cho cây mau bén rễ hồi sinh.
    Cắm giàn: sau trồng 25 - 30 ngày tiến hành cắm giàn cho dưa leo, khi cây có thân lá phát triển tốt, thường xuyên buộc cây để tránh cây đổ, gục ngã bảo vệ các tầng quả không bị chạm đất gây bụi bẩn, sâu bệnh.
    Làm sạch cỏ dại kết hợp vun xới, loại bỏ cây bị bệnh, tạp lẫn. Tưới đủ độ ẩm cho cây sinh trưởng phát triển bình thường, không tưới tràn gây úng, tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển.
    Khi gặp mưa to phải rút hết nước, không gây ngập úng.
    Nước tưới phải sạch, tuyệt đối không dùng nước thải công nghiệp, nước phân tươi, nước ô nhiễm. Có điều kiện dùng nước sạch tưới thấm (giọt), phun mưa (không tưới phun mưa vào lúc chiều tối). 

6. Phòng trừ sâu bệnh:
    Chú ý cần phòng trị sâu bệnh sớm để đạt kết quả cao. Dưa leo thụ phấn nhờ côn trùng, nên tránh phun thuốc vào buổi sáng khi có hoa nở.
    - Bọ trĩ (rầy lửa), rệp dưa (rầy nhớt): 
    Thường bu ở ngọn non, chích hút nhựa làm cây suy yếu, nhưng thực tế thiệt hại lớn hơn nhiều vì chúng truyền virus gây bệnh xoắn vàng lá (ngù đọt) rất nguy hại và khó trị. Phải quan sát hàng ngày, khi phát hiện cần phòng trị sớm: phủ bạt hướng mặt trắng lên trên để xua đuổi côn trùng đến đẻ trứng. Phun luân chuyển một trong các thuốc như Vertimec, Confidor, Abamix,…
    - Sâu vẽ bùa: 
    Cũng truyền bệnh virus nguy hiểm. Phun thuốc Vertimec, Trigard, Scout,… khi mới thấy xuất hiện trên lá non.
    - Bệnh chạy dây: 
    Nấm bệnh tồn lưu lâu năm trong đất, nên cần luân canh với cây trồng khác. Sau mỗi vụ thu hoạch, gom hết thân lá phơi đốt (vệ sinh đồng ruộng), cày phơi ải. Tưới định kỳ Kasai, Champion… để phòng, phun Ridomil, Bavistin, Daconil, Rovral, khi bệnh mới xuất hiện.
     - Bệnh đốm phấn vàng: 
    Xuất hiện khi mưa nhiều. Nên tiêu hủy lá bệnh, tỉa bỏ lá gốc cho thông thoáng. Phòng với Mancozeb, Ridomil, Curzate…
- Bệnh khảm do virus: (ngù đọt, từ bi)
     Không có thuốc đặc trị. Cần ngừa sớm bằng cách trị kịp thời bọ trĩ, rầy nhớt, sâu vẽ bùa… khi chúng chớm xuất hiện.

Theo: thongtinkhcn.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập244
  • Hôm nay31,300
  • Tháng hiện tại224,393
  • Tổng lượt truy cập92,602,057
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây