Học tập đạo đức HCM

Sản xuất vụ đông xuân các tỉnh phía Bắc: Cảnh báo gia tăng sâu bệnh

Thứ sáu - 06/03/2015 20:06
Với điều kiện nắng ấm cộng với sương mù như hiện nay, ở các tỉnh miền Bắc nguy cơ xuất hiện các loại sâu bệnh trên trà lúa đông xuân rất cao. Trước thực trạng đó, Bộ NNPTNT đã có cảnh báo và đề nghị các địa phương tập trung phòng, trừ sâu bệnh kịp thời cho lúa đông xuân.

Sâu cuốn lá nhỏ và ốc bươu vàng xuất hiện nhiều

Gia đình bà Nguyễn Thị Vụ ở xóm An Lập xã Ngọc Lý (Tân Yên, Bắc Giang) cấy 4 sào lúa, trong đó có 2 sào giống lúa chất lượng cao theo hợp đồng với doanh nghiệp thu mua và 2 sào lúa BC 15 cho biết: “Lúa chỉ mới cấy được sang tuần thứ 3 nhưng đã thấy xuất hiện rất nhiều sâu cuốn lá và ốc bươu vàng. Chưa có năm nào sâu cuốn lá và ống bươu vàng lại xuất hiện sớm và nhiều như năm nay. Dù đã phải giặm đến lần thứ 2 rồi nhưng vẫn nhiều diện tích bị chết, có thể sẽ ảnh hưởng tới năng suất”- bà Vụ nói.

Nông dân  cấy vụ đông xuân 2015 trên cánh đồng xã Yên Đồng, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.     

Cùng chung khó khăn trên, bà Đặng Thị Phương ở xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) cho biết: “Nhà tôi có 3 sào ruộng, trong đó 2 sào ruộng trũng cấy giống lúa lai Ấn Độ. Năm nay, cấy xong sớm lúa phát triển khá tốt, nhưng ốc bươu vàng lại gây hại nhiều. Mặc dù tôi tiếp tục tỉa mạ để giặm lại và phun thuốc trị ốc bươu vàng. Đến nay, ốc bươu vàng đã giảm hẳn nhưng do bà con không phun trừ đồng loạt nên vẫn chưa hết ”- bà Phương nói. 

Còn ông Lê Văn Dũng - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Vĩnh Phúc thì cảnh báo, ốc bươu vàng, sâu cuốn lá nhỏ, bọ xít… là các loại dịch hại thường xuất hiện ở nhiều nơi từ ngay đầu vụ cấy, nhưng năm nay do thời tiết ấm nên có nguy cơ bùng phát mạnh hơn. Do đó, các địa phương, cán bộ khuyến nông cần thường xuyên kiểm tra sát sao đồng ruộng để nhanh chóng khoanh vùng, dập dịch.

Theo ông Trần Xuân Định - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), thời tiết năm nay ấm hơn trung bình nhiều năm nên nguy cơ bùng phát dịch bệnh sẽ rất cao. Đặc biệt là từ thời gian lúa làm đòng trở đi là thời điểm nguy cơ bị thiệt hại cao nhất, ảnh hưởng tới năng suất. Do vậy, Cục Trồng trọt đã có văn bản yêu cầu các địa phương cần tăng cường giám sát đồng ruộng, phát hiện sâu bệnh kịp thời, khoanh vùng để tiêu diệt sớm, không để lây lan, phát sinh thành dịch.

Đề phòng nhiều dịch bệnh cùng xuất hiện

Quan điểm
Ông Ngô Tiến Dũng
Ngoài việc các cán bộ địa phương tăng cường kiểm tra theo dõi sát sao đồng ruộng thì điều quan trọng hơn cả là phải tăng cường tuyên truyền, tập huấn để nâng cao nhận thức về phòng chống dịch bệnh cho người dân để tự người dân có các biện pháp phòng trừ dịch hại. 
Theo Cục Bảo vệ thực vật, đến nay các loại dịch bệnh chính như sâu cuốn lá nhỏ dự báo đang gây hại trên diện tích 330.000ha lúa đông xuân, cao hơn trung bình của vụ đông xuân những năm gần đây và tương đương năm 2010. Sâu cuốn lá tập trung chủ yếu ở khu vực thuộc các tỉnh đồng bằng sông Hồng và một số tỉnh phía Bắc. Trong đó, đặc biệt lưu ý lứa sâu thứ hai vào giai đoạn lúa đòng, trỗ, gây ảnh hưởng tới năng suất.

Đối với bệnh rầy nâu, rầy lưng trắng, rầy xanh, dự báo diện tích nhiễm khoảng 260.000ha, trong đó nhiễm nặng 55.000ha, cao hơn trung bình các năm gần đây. Cục Bảo vệ thực vật cũng đưa ra dự báo đối với bệnh đạo ôn, trong đó đạo ôn lá có thể gây hại nặng từ giữa tháng 3 và cao điểm vào cuối tháng 4, đạo ôn cổ bông phát sinh gây hại trên lúa trỗ đến chắc hạt tại những vùng đã bị đạo ôn lá chưa được phòng trừ, vùng bị thiếu nước trong điều kiện trời âm u, mưa, ẩm.

Cục Bảo vệ thực vật cũng lưu ý, các địa phương cần tập trung theo dõi và phòng chống tích cực chuột phát sinh và gây hại tăng ngay từ đầu vụ (nhất là đối với vùng lúa gieo sạ và trên lúa giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng) và một số các bệnh khác như bạc lá, đốm sọc vi khuẩn… Ông Ngô Tiến Dũng – Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết, do thời tiết ấm nên sâu bệnh sẽ phát sinh phức tạp, đặc biệt từ giai đoạn lúa làm đòng trở đi. “Giải pháp phòng chống dịch bệnh là người dân không bón phân đạm kéo dài trong thời gian lúa làm đòng, vì giai đoạn này lúa rất mẫn cảm với dịch hại, hạn chế sử dụng thuốc giai đoạn đầu vụ để bảo vệ con thiên địch, các loại này sẽ ăn rầy nâu vào cuối vụ. Đồng thời, khi có dịch phải khoanh vùng dập dịch, tuỳ vào loại bệnh mà có phương án cụ thể. Ví dụ vùng sâu bệnh thì không nên bón thêm đạm, vì như vậy cây lúa phát triển mạnh lên, sâu bệnh cũng bùng phát theo”.

Theo danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập129
  • Hôm nay30,689
  • Tháng hiện tại223,782
  • Tổng lượt truy cập92,601,446
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây