Học tập đạo đức HCM

Làm bánh khô, dân Đông Bình thu “tiền tươi”

Thứ bảy - 27/10/2018 09:47
Gần đây, sản phẩm bánh tráng ở Phú Yên đã chính thức có nhãn hiệu. Đóng góp vào thành công đó, phải kể tới sự góp sức không nhỏ của làng nghề bánh tráng Đông Bình (xã Hòa An, huyện Phú Hòa).

Giữa tháng 10, ở làng nghề bánh tráng Đông Bình hàng trăm lao động đang hối hả làm bánh, phơi những vỉ bánh tráng dưới trời nắng gắt để kịp bán cho khách hàng.

Chị Lê Thị Nở, 40 tuổi, quệt những giọt mồ hôi lăn dài trên má, tâm sự: “Từ nhỏ tui đã làm nghề này vì đây cũng là nghề truyền thống của gia đình. Hiện mỗi ngày chúng tôi sản xuất khoảng 1.500 cái bánh, mùa tết thì nhiều hơn, khoảng 2.000-3.000 cái/ngày nhưng cũng không đủ bán”.

 lam banh kho, dan dong binh thu “tien tuoi” hinh anh 1

Gắn bó với nghề bánh tráng, nhiều hộ dân Đông Bình có thu nhập ổn định. Ảnh: H.T

“Nghề này làm giàu thì khó, nhưng lúc nào cũng có công ăn việc làm, có đồng ra đồng vào. Trung bình mỗi ngày người làng nghề cũng kiếm được từ 400.000 - 500.000 đồng” - chị Nở chia sẻ.

Được biết, thôn Đông Bình có hơn 600 hộ dân, trong đó có 120 hộ sản xuất bánh tráng, thu hút gần 500 lao động. Ngoài cung cấp cho thị trường trong tỉnh, bánh tráng Đông Bình còn tiêu thụ mạnh ở nhiều nơi khác như: Nha Trang, Gia Lai, Bình Định...

Năm 2008, Hiệp hội bánh tráng Đông Bình được thành lập theo Quyết định số 2161 của UBND tỉnh nhằm liên kết các hộ sản xuất bánh tráng, phát huy vai trò kinh tế tập thể, hỗ trợ các thành viên tiếp cận thông tin thị trường, thay đổi công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho người lao động.

Ông Phạm Thành Trắc - Chủ tịch Hội Làng nghề bánh tráng Đông Bình đồng thời là chủ cơ sở sản xuất Thành Trắc cho biết: Nhãn hiệu “Bánh tráng Đông Bình” đã được cấp chứng nhận và giao Hiệp hội Làng nghề Đông Bình quản lý, sử dụng. Hiện, Nhà nước cũng đã có quy hoạch khu sản xuất riêng cho bánh tráng Đông Bình với diện tích 7ha, vốn đầu tư hơn 5 tỷ đồng.

Theo Hà Trang (danviet.vn)

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập285
  • Hôm nay58,366
  • Tháng hiện tại889,093
  • Tổng lượt truy cập92,062,822
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây