Học tập đạo đức HCM

Lão nông lai tạo giống lúa chịu hạn

Thứ hai - 05/08/2013 09:52
Sinh ra ở vùng quê quanh năm khô hạn, thường xuyên mất mùa, ông Bùi Cao Tường ở xóm Cộng 3, xã Quỳ Hậu (Tân Lạc - Hòa Bình) luôn đau đáu làm thế nào để có thể lai tạo ra giống lúa có khả năng chịu hạn, giúp bà con thoát nghèo.

Năm 2008, ông Tường mạnh dạn dành một sào ruộng của nhà mình để tiến hành thử nghiệm lai tạo. Sau 4 năm nhọc nhằn cắt, tỉa từng bông lúa của hai loại giống khác nhau, rồi cho thụ phấn, cuối cùng ông đã lai tạo được giống lúa mới, có khả năng chống chịu sâu bệnh và hạn hán, bởi thế mà mọi người ưu ái gọi ông là “lão nông làm khoa học”. 

Say sưa lai tạo giống 

Sinh ra ở Mường Bi - nơi có khí hậu khắc nhiệt, đất đai khô hạn, cằn cỗi, người dân luôn phải đối mặt với đói nghèo, bản thân ông Tường ngày nhỏ cũng phải sống trong sự túng thiếu, bữa đói, bữa no. Vì thế, trong đầu ông luôn tâm niệm tại sao mình không tiến hành lai tạo ra giống lúa mới, có khả năng chống chịu hạn hán, sâu bệnh.

Ngày trẻ, ông thường vốc hai nhúm thóc thuộc hai giống khác nhau, rồi lấy ít bùn dưới ao lên để gieo. Khi cây trổ bông, ông tiến hành cho chúng thụ phấn với nhau để lai tạo. Có lần ông bị mẹ bắt gặp liền cho ăn đòn vì dám lấy thóc giống làm trò chơi. Sau này, có vợ rồi, mỗi lần đi gieo mạ, ông cũng chừa ra một khoảnh nhỏ bằng một phần tư cái chiếu để gieo các giống, rồi lại tiến hành lai tạo. 

Năm 2008, khi ông vinh dự là một trong những nông dân đầu tiên của tỉnh Hòa Bình được tập huấn ngắn ngày về sản xuất lúa nông hộ, do tổ chức Oxfam phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức, ông càng say mê hơn với công việc của mình. Dù chỉ được học lý thuyết, với thời gian vô cùng ngắn nhưng ngay lập tức ông đã dành một sào ruộng để trồng và lai tạo giống. 

Tiến hành lai tạo, ban đầu ông chọn hai loại giống là Q5 và Đài bắc tám. Ông cho hay: Đài bắc tám cho gạo thơm ngon nhưng cây cao; còn Q5 lại là giống có thân thấp nhưng thời gian thu hoạch ngắn. Hai loại giống này khi lai tạo sẽ hỗ trợ, bù trừ cho nhau những ưu, nhược điểm. 

Ông tiến hành thử nghiệm rất tỉ mỉ, chọn từng bông to, chất lượng tốt, rồi lấy kéo cắt bông của lúa Q5 đem sang thụ phấn với giống lúa Đài bắc tám. Vụ đầu ông chỉ chọn được 100 hạt xem là đủ chất lượng và đặt tên là “Quỳ Hậu 1”. Tiếp đó, ông lại tiến hành lai rồi tạo ra “Quỳ Hậu 2” và cuối cùng là lai tạo đến lần thứ 8, ông mới cho trồng thử 2 sào. Kết quả, năng suất đạt khoảng 60 -65 tạ/ha, từ đó ông tiến hành trồng đại trà trên ruộng lúa nhà mình.

Cần một thương hiệu

Ông Trần Kim Phàn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Hòa Bình cho biết: “Toàn tỉnh Hòa Bình có 42.000ha đất trồng lúa. Tháng 4 năm ngoái đã có 300ha bị hạn hán, ảnh hưởng lớn tới năng suất. Riêng xã Quỳ Hậu có 204ha đất trồng lúa, đây cũng là một trong những nơi thường xuyên xảy ra hạn hán. Tuy nhiên, từ 3 năm trở lại đây, toàn bộ diện tích đó đã được cấy bằng giống lúa có khả năng chịu hạn nên tình trạng lúa chết dẫn đến mất mùa không xảy ra”. 

Được biết, tất cả các giống lúa bà con Quỳ Hậu đang sử dụng đều do ông Tường lai tạo. Để giúp bà con có cơ cấu giống lúa phong phú, ông Tường đã lai tạo nhiều loại giốngnhư HT9, HTV92, MCR4, MCR3. Ông Tường cho hay, các giống lúa nhập ngoại có ưu điểm thân cây to, cao, phát triển tốt. Tuy nhiên khi gặp hạn hán thì bị cháy lá và chết. Còn các giống lúa do ông lai tạo, hương vị có thể khác nhau song đặc điểm chung là cho năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương, nhất là có khả năng chống chịu hạn hán rất tốt. Chính điều này giúp bà con thay đổi ý nghĩ từ xưa đến nay là mua các giống lúa nhập ngoại về trồng. 

Tuy nhiên, ông Tường cho biết, khó khăn lớn nhất hiện nay là các giống lúa do ông lai tạo chưa có thương hiệu. Điều này đồng nghĩa với việc ông chỉ “lưu hành nội bộ” chứ không được bán rộng rãi ra bên ngoài, những xã vùng cao ở Hòa Bình và các tỉnh lân cận có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng giống Quỳ Hậu. Nếu như giống lúa của ông được phổ biến rộng rãi sẽ giúp nông dân sản xuất hiệu quả, ứng phó tốt với tình hình biến đổi khí hậu hiện nay. Tuy nhiên, muốn đăng ký được thương hiệu cho giống lúa của mình, ông Tường rất cần sự giúp đỡ của chính quyền địa phương và ngành chức năng.

 

Khó khăn lớn nhất hiện nay là các giống lúa do ông Tường lai tạo chưa có thương hiệu. Điều này đồng nghĩa với việc ông chỉ “lưu hành nội bộ” chứ không được bán rộng rãi ra bên ngoài, những xã vùng cao ở Hòa Bình và các tỉnh lân cận có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng giống Quỳ Hậu. Nếu như giống lúa của ông được phổ biến rộng rãi sẽ giúp nông dân sản xuất hiệu quả, ứng phó tốt với tình hình biến đổi khí hậu hiện nay.

 

Nguyễn Xuân Hoàng
Nguồn: kinhtenongthon.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập939
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại754,144
  • Tổng lượt truy cập93,131,808
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây