Học tập đạo đức HCM

Lợi ích của cây trồng biến đổi gen GMO

Thứ năm - 23/04/2015 03:56
Cây trồng biến đổi gen (GMO) được tạo ra để đạt được những tính trạng mong muốn như kháng côn trùng hoặc đẩy nhanh giai đoạn chín của trái cây, từ đó đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Đã có 8 loại cây trồng GMO phổ biến hiện nay (ngô, đậu tương, bông, cây cải dầu, cỏ linh lăng, củ cải đường, đu đủ, bí đỏ).

Những lợi ích của cây trồng GMO

- Kháng côn trùng: Tính trạng này giúp nông dân được bảo đảm cả mùa vụ khỏi các loại sâu bệnh, giảm nhu cầu sử dụng thuốc trừ sâu và giảm chi phí đầu vào.

Mô hình trồng ngô biến đổi gen ở Xuân Lộc, Đồng Nai. Ảnh: Trang Thu
Mô hình trồng ngô biến đổi gen ở Xuân Lộc, Đồng Nai. Ảnh: Trang Thu
- Chịu hạn: Cây trồng GMO thể hiện khả năng chịu hạn có thể phát triển ở những khu vực thổ nhưỡng khô hạn hơn, bảo tồn nguồn nước và các nguồn tài nguyên môi trường khác.

- Chịu thuốc diệt cỏ: Cây trồng chịu được những loại thuốc diệt cỏ nhất định giúp nông dân sử dụng thuốc diệt cỏ để diệt cỏ dại chỉ khi cần thiết và tạo điều kiện cho nông dân áp dụng phương pháp canh tác không cày xới để bảo tồn lớp đất mặt, ngăn chặn tình trạng xói mòn và giảm lượng phát thải khí các-bon.

- Kháng bệnh: Thông qua hoạt động GMO, ngành đu đủ của Hawaii đã có thể phục hồi sau khi bị tê liệt bởi dịch đốm vòng trên cây đu đủ.

- Hàm lượng dinh dưỡng tăng/được cải thiện: Giống đậu nành GMO đang được phát triển hiện nay được tăng cường hàm lượng dầu, giống dầu ô-liu, giữ được lâu hơn và không chứa chất béo chuyển hóa.

Ai canh tác GMO?

Hiện nay, có nhiều thông tin cho rằng, chỉ có nông dân Mỹ mới trồng cây trồng GMO? Song thực tế cho thấy, tính đến năm 2014, cây trồng GMO đã được canh tác, nhập khẩu và/hoặc nghiên cứu trong các thử nghiệm thực địa tại 70 quốc gia trên thế giới. Theo TS Clive James- Chủ tịch sáng lập Tổ chức quốc tế về tiếp thu các ứng dụng CNSH trong nông nghiệp (ISAAA), tính đến nay, đã có 3.083 giấy chứng nhận đã được ban hành cho 357 sự kiện GMO thuộc 27 loại cây trồng khác nhau, trong đó 1.458 giấy chứng nhận cho sử dụng làm thực phẩm (sử dụng trực tiếp hoặc chế biến), 958 giấy chứng nhận cho sử dụng làm thức ăn chăn nuôi (sử dụng trực tiếp hoặc chế biến) và 667 giấy chứng nhận phóng thích ra môi trường. Nhật Bản là quốc gia phê duyệt nhiều nhất (201 giấy chứng nhận), tiếp theo là Mỹ (171 giấy chứng nhận, không kể các sự kiện tổ hợp), Canada (155 giấy chứng nhận)…

Cũng theo báo cáo Triển vọng Ứng dụng cây trồng công nghệ sinh học trên toàn cầu đầu năm 2015 của ISAAA, trong năm 2014, 181,5 triệu ha cây trồng công nghệ sinh học đã được canh tác trên toàn cầu, tăng hơn 6 triệu ha so với năm 2013.

Theo Trung tâm Quốc tế về đánh giá rủi ro đối với môi trường (CERA), tính đến 2014, đã có 60 sự kiện ngô GMO được cấp phép trồng trọt ngoài môi trường tự nhiên. Các đặc tính chủ yếu được biến đổi ở ngô là kháng sâu, chống chịu thuốc trừ cỏ và nâng cao hàm lượng dinh dưỡng. tỷ USD. Giá trị tăng thêm khi canh tác ngô kháng sâu là 4.8%.

Nguồn: danviet.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập138
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại244,855
  • Tổng lượt truy cập85,151,891
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây