Học tập đạo đức HCM

Lợi ích phụ phẩm khí sinh học: Làm thức ăn bổ sung cho cá

Thứ tư - 26/11/2014 03:01
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, sử dụng phụ phẩm khí sinh học (KSH) để nuôi cá đã làm tăng sự phát triển thủy sinh vật trong ao (các tảo, rong rêu, bọ nước…).
Lợi ích phụ phẩm khí sinh học: Làm thức ăn bổ sung cho cá
Sử dụng phụ phẩm KSH làm thức ăn bổ sung cho cá cho hiệu quả kinh tế và giảm thiểu phát thải khí các bon trong chăn nuôi

Chính các thủy sinh vật trong ao lại là nguồn thức ăn tại chỗ và bổ dưỡng cho cá.

Vì phụ phẩm KSH có nhiều chất dinh dưỡng hòa tan, dễ tiêu… nên các loại thủy sinh vật tăng sinh rất nhanh, gấp từ 7 - 20 lần so với đối chứng.

Đa lợi ích

Dùng phụ phẩm KSH để nuôi cá là biện pháp tốt trong việc bảo quản oxy hòa tan trong ao, khắc phục được tình trạng làm giảm lượng oxy hòa tan trong ao của cách bón phân tươi trực tiếp.

Chính vì vậy đã làm giảm hiện tượng cá “nổi đầu” do nghèo oxy hòa tan trong ao so với bón trực tiếp phân tươi.

Theo dõi liên tục trong 23 ngày giữa ao (1) bón phụ phẩm KSH, cá nổi đầu 16 lần và lượng oxy thêm vào là 4 giờ (bơm vào), còn ao (2) bón phân lợn tươi, cá nổi đầu 20 lần và lượng oxy phải bơm vào là 6,5 giờ liên tục. Hàm lượng oxy hòa tan trung bình ở ao (1) cao hơn ở ao (2) là 43,5%.

Phụ phẩm KSH được coi là một loại phân sạch, vì qua quá trình lên men sinh học trong bể phân giải, các mầm bệnh đã bị tiêu diệt. Chính vì vậy, sử dụng phụ phẩm KSH cho cá đã góp phần làm giảm các loại bệnh cho cá, nhất là các bệnh ở mang, da của cá.

Khi sử dụng phụ phẩm KSH cho ao cá đã dễ dàng tạo màu nâu xám cho các ao nên tăng khả năng hấp thụ nhiệt của ao và pH của nước ao dễ ổn định ở mức trung tính (pH = 7), tạo điều kiện thuận lợi để cá phát triển.

Một lợi ích rất đáng kể khác, đó là tăng năng suất, tăng hiệu quả kinh tế trên những diện tích ao được bón phụ phẩm KSH so với ao bón phân tươi hoặc không được bón phụ phẩm KSH.

Cách sử dụng

Để sử dụng phụ phẩm làm thức ăn bổ sung cho ao cá, nước xả KSH nên phun trải đều trên mặt ao với mức 0,5 - 0,6 kg/m2, mặt ao, tức 180 - 200 kg cho 1 sào ao (tương đương 5.000 - 6.000 kg/ha) và cứ 3 ngày phun 1 lần.

Bã cặn thì rắc đều trên mặt nước với mức 0,3 - 0,4 kg/m2 (tương đương 3.000 - 4.000 kg/ha).

Ao nuôi cá bằng phụ phẩm KSH phải là ao có mực nước sâu từ 1,5 - 2,5 m, nhưng để có nước quanh năm phải đào sâu tới 2 - 3 m, diện tích ao phải phù hợp với lượng gia súc, gia cầm mà chủ hộ nuôi để lấy phân nạp vào thiết bị KSH.

 Trung bình cần khoảng 30 - 35 đầu lợn, có khối lượng trung bình 60 kg/con và phân của chúng được xử lý qua thiết bị KSH có thể tích 12 m3 thì diện tích mặt ao là 1.000 m2 là phù hợp.

Bên cạnh việc điều chỉnh lượng phụ phẩm KSH sao cho hợp lý, còn cần quan sát lượng dưỡng khí (oxy) trong ao. Nếu thấy hiện tượng cá nổi đầu nhiều và quá lâu thì cần tăng lượng oxy cho ao bằng cách sục khí, thay nước.

Mật độ thả trong ao để nuôi là 5 con/m2, cũng có thể thả tới 7 con/m2 nếu ao nuôi rộng trên 1.000 m2 và đảm bảo nước sâu thường xuyên từ 2 - 3 m và đầy đủ thức ăn.

Một số lưu ý

Đối với ao SX cá giống, trước khi nuôi cá nên cải tạo bằng cách nạo vét bùn; sửa sang bờ ao; bón vôi (100 kg vôi/1.000 m2 ao); phơi khô ao ít nhất 1 tuần; duy trì độ sâu của ao từ 1,5 - 2 m.

Nếu đào ao mới thì phải đào sâu 2 - 3 m. Xử lý nước thải bằng nước xả KSH đến khi nước có màu trong mới thả cá bột. Mật độ thả cá giống nên từ 3 - 5 con/m2 mặt ao.

Đối với cá thịt, trước khi nuôi cần nạo vét, phơi khô và bón vôi xử lý ao. Diện tích ao nuôi tối thiểu 400 m2 trở lên thì hiệu quả cao hơn. Có thể kết hợp cho cá ăn dặm theo tấm, cám, bột ngô…

Vào tháng 7, tháng 8, người ta thường bổ sung vào khẩu phần của cá nuôi một lượng nhỏ tỏi đã nghiền nhỏ (khoảng 100 gr tỏi nghiền/1 sào ao; 1 tuần cho ăn 1 lần) để phòng bệnh trên da, trên mang của cá và cá lớn nhanh hơn.

Theo Nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập546
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại863,247
  • Tổng lượt truy cập92,036,976
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây