Học tập đạo đức HCM

Một số lưu ý khi xuất khẩu thủy hải sản vào thị trường Algeria

Thứ tư - 09/08/2017 21:48
Ngày 4/7/2017, Cơ quan kiểm soát kinh tế và trấn áp gian lận thương mại Algeria đã có công văn gửi các Sở Thương mại và các cảng biển nước này về vấn đề sử dụng các chất phụ gia bảo quản thực phẩm ký hiệu SIN 330, SIN 331 và SIN 451 đối với cá nguyên con, cá filet và các sản phẩm đánh bắt được đông lạnh. Theo đó, trên bao bì hàng nhập khẩu phải ghi rõ các chất phụ gia bảo quản nói trên, nếu không hàng sẽ bị ách tại cảng khi vào Algeria. Cụ thể:
 

-   Chất phụ gia bảo quản thực phẩm Axít Xitric (SIN 330) được phép sử dụng đối với thủy hải sản.

-   Chất phụ gia bảo quản thực phẩm Citrate de Sodium (SIN 331) có thể có các dạng sau:

+ SIN 331 (i): Citrate Biacide de Sodium: Được phép sử dụng

+ SIN 331 (ii): Citrate Monoacide Disodique: Không được phép sử dụng

+ SIN 331 (iii): Citrate Trisodique: Được phép sử dụng   

- Chất phụ gia bảo quản thực phẩm Triphosphates (SIN 451) có thể có 03 dạng sau:

+ SIN 451 (i): Triphosphate pentasodique: Được phép sử dụng

+ SIN 451 (ii): Triphosphate pentapotassique: Được phép sử dụng.

+ SIN 451 (iii): Triphosphate de sodium et potassium: Không được phép sử dụng.

Đối với hàng hóa nói chung, theo quy định của Hải quan Algeria, nếu hàng nằm ở cảng quá 81 ngày sẽ bị Hải quan tịch thu và sau 6 tháng, nếu không có người nhận hàng, Hải quan sẽ tiến hành bán đấu giá sung công quỹ. Khi tàu đã vào cảng Algeria, hàng thuộc trách nhiệm của người mua vì bản khai sơ lược hàng hóa (manifest) đã mang tên khách hàng. Kể cả khi khách không nhận hàng cũng như không thanh toán, chủ hàng (tức doanh nghiệp xuất khẩu) dù đang giữ bộ chứng từ gốc cũng không thể tái xuất hàng về nước hoặc bán lại cho khách khác nếu không có sự đồng ý của người mua cũ. Theo Hải quan Algeria, chỉ khi thắng kiện với khách hàng ở tòa, doanh nghiệp Việt Nam mới có thể kéo hàng về nước hoặc bán cho khách hàng khác.

Tình hình xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam sang Algeria

Thủy hải sản luôn nằm trong tốp 5 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất của Việt Nam sang Algeria, với kim ngạch từ 9-10 triệu USD/năm. Năm 2016, giá trị xuất khẩu thủy sản (chủ yếu là cá tra, cá ba sa) đạt 6,8 triệu USD.

Trong 3 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này sang Algeria giảm, chỉ đạt 1,2 triệu USD. Cá tra, ba sa của Việt Nam (với tên gọi pangasius) đã xuất hiện tại các hệ thống siêu thị của Algeria như Ardis, Unos…

Theo vasep.com.vn

 
 
 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập671
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại771,649
  • Tổng lượt truy cập93,149,313
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây