Học tập đạo đức HCM

Một số lưu ý kỹ thuật khi xây dựng hệ thống ao nuôi tôm trên cát.

Thứ tư - 06/06/2012 02:36
Hà Tĩnh là địa phương có nhiều tiềm năng lợi thế cho phát triển nuôi tôm trên cát, nghề nuôi tôm trên cát, những năm gần đây ở tỉnh ta đang dần phát triển và khẳng định là nghề có nhiều triển vọng, cho hiệu quả kinh tế cao so với các loại hình nuôi khác.

Năm 2011, toàn tỉnh hiện có 40 ha nuôi tôm trên cát (0,17% diện tích nuôi tôm) của 7 cơ sở và chủ hộ nuôi, nhưng sản lượng nuôi đạt 550 tấn (chiếm 19,6% sản lượng tôm nuôi của toàn tỉnh), hầu hết các điểm nuôi trên cát đều triển khai nuôi được 2 vụ/năm, cho hiệu quả kinh tế cao, đạt năng suất 5 - 15 tấn/ha/vụ  (có nơi đạt 20 tấn/ha) đã đóng góp đáng kể cho ngành NTTS. Với mục tiêu đẩy mạnh việc khai thác có hiệu quả và bền vững nghề nuôi tôm trên cát trong thời gian tới, ngày 30/5/2012 UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 1523 về việc phê duyệt Đề án phát triển nuôi tôm trên cát tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2012 - 2020, định hướng đến 2030.

Nhằm giúp các hộ nuôi tôm trên cát tiếp cận kỹ thuật nuôi; trên cơ cở học tập kinh nghiệm của các cơ cở nuôi tôm trên cát trong và ngoài tỉnh và hướng dẫn của ngành chuyên môn; xin lưu ý đến các hộ/cơ sở có nguyện vọng đầu tư nuôi tôm trên cát một số lưu ý kỷ thuật khi xây dựng ao nuôi tôm trên cát:

 1. Chọn địa điểm để xây dựng ao.
- Vùng đất cát thuộc các vùng bãi ngang dọc ven biển, nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm.
- Phải nằm trong vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản.
- Gần nguồn điện, giao thông, thủy lợi.

2. Những lưu ý kỷ thuật khi xây dựng ao nuôi:
2.1. Hệ thống ao nuôi:
- Ao nuôi phải được xây dựng phù hợp với điều kiện thực tế, nằm trong vùng đã được quy hoạch đã được phê duyệt, diện tích ao nuôi từ 2.000-3.000m2/ao (tối thiểu vùng nuôi quy mô xây dựng 1ha trở lên).
- Bờ ao rộng 2m, độ sâu nước trong ao nuôi từ 1.5 - 2.m. Bờ và đáy ao được lót bạt chống thấm HDPE loại tốt. Dọc bờ ao phải xây dựng hệ thống lưới chắn cua, còng, ếch, nhái... bằng lưới hoặc bằng bạt.
- Cần có hệ thống ao chứa và ao xử lý nước thải (chiếm 30% diện tích)
 
 Trại nuôi tôm trên cát ở Thạch Hà - Hà Tĩnh

2.2  Hệ thống cấp nước mặn, lợ:
- Các tổ chức, cá nhân tham gia nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát tuyệt đối không được đóng giếng nước ngọt tại vùng nuôi để lấy nước ngọt nhằm pha loãng độ mặn.
- Nước mặn, lợ được lấy trực tiếp từ biển hoặc mép ngoài đê bao biển, cách chân đê tối thiểu 5m hoặc được khoan sâu dưới biển 8m và bơm hút lên (Tốt nhất là lấy nước khoan sâu dưới biển, nước vừa được lọc qua cát lại vừa giảm được độ mặn thích hợp cho tôm nuôi). Mỗi cụm nuôi hoặc từng ao bố trí một trạm bơm hoặc máy bơm để bơm nước vào ao nuôi (công suất máy bơm > 9CV).
- Hệ thống cấp nước: Các chủ hộ khi xây dựng hệ thống cấp nước tránh chồng chéo gây cản trở giao thông. Tốt nhất mỗi cụm từ 4 - 10 ao xây dựng một hệ thống cấp nước bằng đường ống chính Ø110 - Ø200mm. Từ hệ thống cấp này, mỗi ao có đường ống nhánh để cho nước vào ao nuôi.
- Hệ thống cung cấp nước (đường ống, máy bơm nước mặn, lợ...) phải được bố trí hợp lý. Toàn bộ hệ thống ao nuôi (kể cả ao chứa lắng, ao xử lý nước thải) được lót bạt chống thấm và đảm bảo cao trình phù hợp cho việc cấp và thoát nước hiệu quả, tránh nước thẩm lậu xuống nền cát gây mặn hóa nước ngọt ngầm ( Chú ý: cao trình đáy ao phải cao hơn đáy kênh thoát 60 cm trở lên).2.3 Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải:
 Ao xử lý nước thải được bố trí theo cụm, mỗi ao nuôi có hệ thống thoát nước bằng ống PVC có đường kính từ 110-200mm được nối vào các hố ga xây dựng dọc theo bờ ao. Từ hố ga nước thải được thu gom về ao xử lý chung của từng cụm theo đường ống thoát (Φ200 - 250mm). Sau khi được lắng và xử lý đạt tiêu chuẩn, nước thải sẽ đưa ra biển bằng tuyến ống BTCT. Tuyến cống tiêu nước thải sẽ được bố trí âm dưới đất.
2.4  Về cam kết bảo vệ môi trường: Từng hộ, cơ sở nuôi phải thực hiện đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường và nghiêm túc thực hiện theo cam kết.
Chi cục NTTS
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập99
  • Hôm nay37,611
  • Tháng hiện tại237,320
  • Tổng lượt truy cập92,614,984
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây