Học tập đạo đức HCM

Ngành mía đường cần tự thay đổi

Thứ hai - 26/01/2015 19:24
Bộ Công Thương vừa đề xuất với Thủ tướng Chính phủ cho phép nhập khẩu 50.000 tấn đường từ Lào với mức thuế 0%. Trong khi Hiệp hội Mía đường cho rằng, nếu nhập đường sẽ có tác động tiêu cực tới người trồng mía, thì nhiều ý kiến lại đề nghị ngành mía đường trong nước cần phải tự thay đổi.

Nản với mía

Ghi nhận của phóng viên NTNN những ngày cuối tháng 1 này ở Hậu Giang – địa phương có diện tích mía lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cho thấy, chỉ còn duy nhất vùng mía ở TP.Vị Thanh chưa được thu hoạch dứt điểm. Tuy nhiên, vùng mía khoảng 100ha này hầu hết đã bị trổ cờ. Các hộ dân cho biết, do giá xuống thấp nên chủ ruộng mía muốn dời ngày thu hoạch lại để chờ giá lên, nhưng đến giờ này thì các chủ ruộng muốn bán cũng không được vì thương lái không đến mua.

Nhà nông trồng mía ở ĐBSCL đang ngao ngán vì giá mía quá thấp. Ảnh: Huỳnh Xây
 
Ông Lê Văn Đời - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Hậu Giang cho biết, diện tích trồng mía toàn tỉnh hiện chỉ còn 12.559ha, giảm khoảng 1.440ha so với cuối năm 2013 và giảm khoảng 3.000ha so với 3 năm trước đây. Vụ mía tới, tỉnh quy hoạch còn lại khoảng 10.000ha. “Lý do tỉnh chủ trương giảm diện tích mía là bởi giá mía liên tục xuống thấp làm cho người dân lâm vào khó khăn, hiện các công ty thu mua mía cũng đang tồn kho, chưa bán được hết. Một lý do nữa khiến tỉnh phải ra quyết định, hướng cho người dân trồng cây khác trên đất mía là thông tin nhập đường từ các nước bạn. Người dân đã không còn mặn mà rồi, thông tin này sẽ càng khiến người dân chán nản với cây mía” – ông Đời nói.

 

Lão nông Nguyễn Thành Hai, ngụ ở xã Đại Ân 1 (huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng) buồn nói: “Thông tin đề xuất cho nhập đường từ các phương tiện thông tin đại chúng đã làm chúng tôi rất buồn. Không nhập, việc sản xuất mía đã gặp khó liên tiếp trong 3 vụ mía qua, nếu nhập từ nước ngoài vào thì người trồng mía chúng tôi sẽ càng khó hơn. Vì vậy, vài ngày nữa, tôi sẽ không trồng vụ mía mới mà thay vào đó là trồng 5 công (5.000m2) ngô”.

Trước thông tin Bộ Công Thương đề xuất nhập khẩu 50.000 tấn đường với thuế suất bằng 0%, Hiệp hội Mía đường đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ nêu rõ: Trong 3 niên vụ ép liên tiếp gần đây, sản lượng đường sản xuất trong nước đạt 1,5 – 1,6 triệu tấn/vụ, nếu kể cả các nguồn cung đường khác (tồn kho vụ cũ chuyển sang và nhập khẩu chính thức), thì riêng vụ ép 2014 – 2015, dự báo tổng nguồn cung là 2 triệu tấn. Đó là chưa tính lượng đường nhập khẩu không chính thức, đường nhập lậu (khoảng 400.000 – 500.000 tấn/năm) tham gia vào thị trường.

Sống nhờ bảo hộ quá lâu

Theo Cục Chế biến, thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NNPTNT), tính đến 15.1, tồn kho tại các nhà máy đường đã là 338.530 tấn. Chưa kể, hiện đã vào thời điểm chính vụ ép đường của các nhà máy trong niên vụ 2014-2015.

Ông Nguyễn Thành Long- Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho rằng, vẫn biết chúng ta phải nhập đường theo hạn ngạch thuế quan đã cam kết với WTO, cụ thể ở đây là nhập của Lào, nhưng nhập như thế nào thì phải có cơ chế rõ ràng, nhập mía của Lào là phải của Lào, chứ không phải có chuyện mía của Thái Lan “lẫn” vào.

Trả lời thắc mắc của NTNN về việc vì sao ngành mía đường nước ta trong nhiều năm qua không có mấy thay đổi, giá thành sản xuất thì cao hơn các nước trong khu vực..., ông Long lý giải: Thực tế, không riêng cây mía mà cả nhiều cây trồng khác, trong thời gian qua chúng ta cũng thua kém rất nhiều so với các nước trong khu vực do chưa có cơ chế đầu tư tương xứng. “Chúng ta phải có cơ chế để phát triển cây mía chứ không thể bỏ mặc người dân như trong thời gian vừa qua theo hướng ai muốn trồng thì trồng, muốn chặt thì chặt. Quan điểm của tôi là, nếu nơi nào làm mía kém hiệu quả thì có thể bỏ, còn nơi nào tốt nên tiếp tục duy trì, phát triển vì chúng ta không thể cứ nói chuyển đổi cây mía sang cây khác là có thể làm được ngay”- ông Long nói.

Trái với ý kiến của Hiệp hội Mía đường, GS-TS Võ Tòng Xuân- Hiệu trưởng Trường Đại học Tân Tạo cho rằng, trong nhiều năm qua, ngành mía đường của nước ta chỉ sống nhờ vào sự bảo hộ của Nhà nước mà không làm nhiệm vụ khoa học để cho nông dân mình chịu thiệt thòi rất nhiều do năng suất, chữ đường thấp. Theo GS Xuân, hiện giá mía của Việt Nam đang cao nhất khu vực, dao động 50-55 USD/tấn, trong khi giá mía của Thái Lan chỉ có 30 USD/tấn, còn mía của Hoàng Anh Gia Lai (sản xuất tại Lào) chỉ có 25 USD/tấn. “Nếu không cho nhập đường từ Lào, thì tới năm 2016 sau khi Hiệp định về cộng đồng chung ASEAN có hiệu lực, đường Thái Lan vào cũng đủ “giết chết” ngành đường trong nước”- GS Xuân bày tỏ.

Chính vì thực tế trên, GS Xuân cho rằng, giải pháp quan trọng nhất cho ngành mía đường trong nước là phải làm công tác khoa học công nghệ trước, từ đào tạo nguồn nhân lực đến nghiên cứu giống, quy trình chăm sóc để tăng năng suất, chữ đường rồi tới đến mới là đầu tư cho cơ sở hạ tầng.

Về giải pháp để “dung hòa” lợi ích các bên trong vụ nhập 50.000 tấn đường từ Lào, GS Xuân cho rằng, vẫn nên cho nhập song chúng ta nên phân cho các nhà máy để họ bán ra thị trường (có giám sát, đánh thuế), chứ không nên bán thẳng lượng đường đó ra thị trường sẽ làm xáo trộn thị trường.

Chiều 26.1, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, Bộ Công Thương không kiến nghị Chính phủ cho phép nhập 50.000 tấn đường từ Lào với thuế suất 0%, mà đây là cam kết giữa hai Chính phủ Việt Nam và Lào. Hiện vẫn chưa có ý kiến chính thức từ phía Chính phủ về cho phép nhập số đường này từ Lào.

  Ông Võ Thành Đô - Phó cục trưởng Cục Chế biến, thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối cho biết: Tại cuộc họp mới đây, 2 Bộ NNPTNT và Công Thương đã thống nhất sẽ thành lập đoàn đi khảo sát tình hình sản xuất mía đường, từ đó cân đối lượng cung cầu trong nước trước khi đưa ra giải pháp cụ thể về việc nhập khẩu đường từ Lào.  
Theo danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập77
  • Hôm nay40,246
  • Tháng hiện tại1,091,709
  • Tổng lượt truy cập92,265,438
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây