Học tập đạo đức HCM

Ngành nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2015: Tăng trưởng thấp kỷ lục

Thứ ba - 07/07/2015 05:58
6 tháng đầu năm 2015 được coi là thời điểm khó khăn nhất của ngành nông nghiệp nước ta so với cùng kỳ của nhiều năm trở lại đây, khi hàng loạt mặt hàng nông sản dư thừa, xuất khẩu giảm mạnh.

Bộ trưởng Bộ NNPTNT đã đề nghị, không tăng sản lượng nông sản để đảm bảo giá cả và  thu nhập cho người nông dân.

Tăng trưởng thấp kỷ lục

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng GDP nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm 2015 chỉ đạt 2,36%, thấp hơn so với 6 tháng đầu năm 2014 (2,9%). Trồng trọt là lĩnh vực có tốc độ tăng thấp nhất (-1,08%), trong khi lại chiếm tỷ trọng cao nhất (50,7%) nên đã kéo tốc độ tăng của ngành xuống thấp; trong khi lâm nghiệp và chăn nuôi lại có tốc độ tăng cao hơn nhiều. Những tháng đầu năm, ngành trồng trọt bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tình hình thời tiết cực đoan, bất thường như mùa đông ấm ở miền Bắc, hạn hán gay gắt xảy ra trên diện rộng, ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và khả năng còn lan rộng ra nhiều khu vực khác.

 

Nganh nong nghiep 6 thang dau nam 2015: Tang truong thap ky luc
6 tháng qua, thời tiết thuận lợi cho phát triển cây ăn quả nên nhiều loại đạt sản lượng lớn, khiến giá giảm.Ảnh minh họa: Nông dân huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh thu hoạch dưa hấu.   Ảnh:   Travinh 
“Năm nay hạn hán khốc liệt, riêng Ninh Thuận và Khánh Hòa khốc liệt nhất trong vòng 40 năm. Hiện tại, các hồ chứa ở Ninh Thuận cơ bản hết nước, dung tích đều dưới 10%; ở Khánh Hòa dung tích các hồ chức còn khoảng 17%”- ông Nguyễn Văn Tỉnh- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi cho hay.

Về xuất khẩu, có tới 5/12 mặt hàng hiện có giá và kim ngạch xuất khẩu giảm và đều là những mặt hàng chủ lực, đó là chè, cao su, gạo, cà phê, thủy sản, kéo tổng kim ngạch xuất khẩu 6 tháng chỉ đạt trên 14,4 tỷ USD, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2014. Ngược lại, giá trị nhập khẩu nông lâm thủy sản và vật tư nông nghiệp 6 tháng lại tăng, ước đạt 11,36 tỷ USD, tăng 6,4% so với năm cùng kỳ năm 2014. Điều này khiến thặng dư thương mại toàn ngành chỉ còn trên 3%, giảm tới trên 32% so với cùng kỳ năm 2014.

Thị trường nông sản trong nước cũng không khá khẩm hơn. Theo nhận định của Trung tâm Thống kê- Tin học (Bộ NNPTNT), trong tháng 6, giá lúa, gạo tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có chiều hướng giảm do xuất khẩu chính ngạch sang các thị trường chính tiếp tục gặp khó khăn, trong khi xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc cũng không khá hơn do cấm biên từ phía nước bạn. Dù Việt Nam trúng thầu cung cấp 150.000 tấn gạo cho Philiippines trong cuộc đấu thầu ngày 16.6, nhưng không đủ tác động đến diễn biến giá do khối lượng quá nhỏ. Giá lúa tại ĐBSCL hiện chỉ còn phổ biến từ 4.000-4.2000 đồng/kg.

Đặc biệt, các mặt hàng rau quả, trái cây trong nửa đầu năm nay đã giảm mạnh. Từ tháng 6 đến nay, nhiều loại trái cây như thanh long trắng giá chỉ 5.000 đồng/kg, thanh long đỏ khoảng 10.000 đồng/kg; ổi miền Tây cũng chỉ 7.000 đồng/kg; dưa hấu Long An 6.000 đồng/kg; chôm chôm thường 10.000 đồng/kg… Nguyên nhân, theo Bộ NNPTNT, trong 6 tháng đầu năm, thời tiết khá thuận lợi cho việc phát triển nguồn cung trái cây trên cả nước, đặc biệt tại các tỉnh miền Nam. Các loại trái cây ở miền Bắc, nhất là vải thiều hiện cũng đang có xu hướng giảm mạnh do bước vào vụ thu hoạch chính vụ.

Giảm sản lượng?

Theo ông Nguyễn Văn Tỉnh, trong thời điểm hạn hán cao nhất có khoảng 122.000ha cây trồng ở các vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ bị ảnh hưởng. Theo ước tính, diện tích gieo cấy lúa đông xuân cả nước đạt 3,112 triệu ha, giảm 4.300ha so với năm 2014, sản lượng ước đạt 20,7 triệu tấn, giảm 153.000 tấn. Với tình hình hạn hán hiện nay, các tỉnh như Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Quảng Trị sẽ có khoảng 50.000ha không thể trồng được bất kỳ cây gì.

Với những địa phương vẫn còn khả năng có nước, Bộ NNPTNT đã bàn với các địa phương và Chính phủ cùng hỗ trợ để nông dân chuyển sang trồng cây trồng sử dụng ít nước như ngô, đậu đỗ, cỏ. Bởi nếu trồng lúa, mỗi ha cần 10.000m3 nước nhưng trồng ngô hay cỏ chỉ cần 3.000m3/ha...

Nói về nguyên nhân của việc tăng chậm lại trong ngành nông nghiệp, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát khẳng định, hạn hán và thị trường là hai vấn đề lớn. "Lúa là một nửa ngành trồng trọt mà ngành trồng trọt lại chiếm khoảng 40% giá trị toàn ngành nông nghiệp nên giảm sản lượng lúa đã ảnh hưởng tới giá trị toàn ngành” - ông Phát nói.

Ông Phát cho rằng: "Do thị trường xuất khẩu khó khăn, nhất là cao su, thủy sản nên chúng tôi đề nghị không tăng sản lượng vì trong lúc khó khăn, tăng sản lượng có thể giúp GDP tăng cao nhưng thu nhập người dân sẽ bị ảnh hưởng”.

Theo ông Phát, định hướng trong lúc này sẽ là tập trung sản xuất những ngành có thị trường và lợi thế như cây ăn quả có múi hoặc một số cây còn thời vụ. Chẳng hạn như ngô là một trong những cây có thể tập trung sản xuất trong những tháng cuối năm bởi trong 6 tháng đầu năm, cả nước đã nhập khẩu khoảng hơn 3 triệu tấn.

Một điểm mấu chốt khác là hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu. Mặc dù cho rằng tổng kim ngạch xuất khẩu có thể đạt ít nhất bằng năm ngoái, tức khoảng hơn 30 tỷ USD, nhưng lãnh đạo Bộ NNPTNT vẫn lưu ý phải chú ý tới thị trường. “Làm nông nghiệp thì tới vụ phải gặt, phải trồng, không đợi được, nên nếu hoạt động thương mại không kịp thì giá sẽ giảm"- ông Phát nói.

3 giải pháp phục hồi tăng trưởng nông nghiệp

Để giải quyết khó khăn cho ngành nông nghiệp, Bộ NNPTNT đã đề ra giải pháp cho 6 tháng cuối năm. Đó là rà soát lại các chuỗi giá trị đối với những sản phẩm có thị trường; mở rộng sản xuất để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh.

1. Đối với lúa gạo, sẽ tiếp tục hỗ trợ nông dân sản xuất lúa gạo có chất lượng cao hơn để tiêu thụ trong nước, đồng thời theo dõi diễn biến thị trường thế giới.

2. Thực hiện đồng bộ các biện pháp để cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, làm đầu tàu thúc đẩy các chuỗi giá trị đối với các loại nông sản chủ lực để có hiệu quả cao hơn. 

3. Sẽ tổng rà soát để giảm tối thiểu các loại phí, lệ phí. Theo đó, Bộ NNPTNT đã thành lập tổ công tác đặc biệt để rà soát các loại phí, lệ phí.   

 Hải Hà
Ông Hoàng Thanh Vân - Cục trưởng Cục Chăn nuôi”: Lúng túng trong hỗ trợ chăn nuôi nông hộ

Năm nay dịch bệnh trên vật nuôi được khống chế tốt, giá thức ăn chăn nuôi và giá đầu ra các sản phẩm chăn nuôi khá ổn định, bảo đảm lợi nhuận nên chăn nuôi phát triển tốt. Vấn đề tái cơ cấu ngành đang có những chuyển biến rõ nét, nhất là việc tăng cường quản lý giống và sự tham gia của nhiều DN lớn, uy tín vào lĩnh vực chăn nuôi. Thời gian qua, nhiều DN đã đăng ký đầu tư vào ngành chăn nuôi với số vốn cam kết lớn, có DN cam kết đầu tư 1 tỷ USD từ nay đến năm 2020 vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi cũng đang lúng túng trong việc vận dụng các chính sách hỗ trợ DN (Nghị định 210) cũng như chính sách hỗ trợ chăn nuôi nông hộ. 

Ông Phạm Anh Tuấn - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản: Mở rộng mô hình lúa - tôm

Hoạt động nuôi trồng thủy sản do phải đối mặt với tình hình thời tiết nắng nóng bất thường và những khó khăn, cản trở về thị trường tiêu nên sản lượng nuôi các mặt hàng chủ lực (tôm, cá tra) giảm so với cùng kỳ, trong đó sản lượng tôm đạt 236.000 tấn, giảm 2,5%, cá tra cũng giảm mạnh. Hiện nay, thời tiết ở vùng nuôi đã thuận hơn nên cần thúc đẩy nuôi tôm chân trắng, tôm sú trong những tháng cuối năm. Đặc biệt với mô hình lúa – tôm với diện tích 200.000ha, chúng ta hoàn toàn có thể nâng năng suất lên nuôi tôm sú lên để tạo đà tăng trưởng cho ngành. 

Hà Vũ (ghi)
Theo danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập242
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm230
  • Hôm nay72,914
  • Tháng hiện tại809,024
  • Tổng lượt truy cập93,186,688
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây