Học tập đạo đức HCM

Những giống lúa mới 2014

Thứ tư - 26/02/2014 03:54
Năm 2013, Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) và nước trồng lúa đã công nhận và phóng thích tổng số 44 giống lúa mới. Trong 44 giống lúa mới. có 21 giống ở Philippines, 6 ở Bangladesh, 5 ở Myanmar, 3 ở Nigeria, 2 ở Tanzania và Ấn Độ, 1 ở Campuchia, Việt Nam, Indonesia, Mozambique và Riwada. Sau đây là một số giống lúa nổi bậc.

1. Giống lúa 3 trong 1 của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI)

    Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) vừa công bố lai tạo thành công giống lúa “3 trong 1” chống biến đổi khí hậu: chịu ngập, chịu hạn và chịu mặn. Theo IRRI, giống lúa mới chống biến đổi khí hậu sẽ giúp giảm nhẹ thiệt hại do tác động của biến động khí hậu và giúp cho sản xuất nông nghiệp bền vững ở những quốc gia trồng lúa.

    Giống lúa chịu ngập "IR 64 Sub1" có nguồn gốc từ Ấn Độ. Các nhà khoa học đã phân lập được gene SUB 1A điều khiển tính chịu ngập. Gene SUB 1A được kích hoạt khi cây lúa ngập chìm trong nước, giúp cây lúa ở trạng thai ngũ và tiết kiệm năng lượng cho đến khi nước rút. Giống lúa "IR 64 Sub1" có thể chịu ngập trong 14 ngày và vẫn cho năng suất 6,4 tấn/ha.

    Giống lúa chịu hạn "Sahod ulan" được lai từ giống "Sahbhagi Dhan" của Ấn Độ và "Sookha Dhan" của Nepal. Các nhà khoa học của IRRI đã xác định Di truyền tính trạng số lượng”  QTL (Quantitative trait loci: là sự định vị của gen có ảnh hưởng lên một tính trạng được đo lường trên một phạm vi số lượng) của gene điều khiển tính chịu hạn và nghiên cứu cao. Gene này được chuyển qua những giống lúa phổ biến như IR64 nhằm cải thiện năng suất và tăng tính chịu hạn.

    Hiện IRRI đang ở giai đoạn cuối trong chương trình phát triển giống lúa “3 trong 1” nhằm giúp các nước trồng lúa thích ứng với biến đổi khí hậu và đạt năng suất cao hơn. Giống này sẽ giúp Philippines mở rộng diện tích canh tác lúa trên những vùng đất khó khăn chịu ảnh hưởng mặn, hạn hán và ngập lụt ở ven biển nhằm tự túc được lương thực trong thời gian tới.

      2. Giống lúa chịu ngập “Swarna-Sub1” có năng suất cao

        Các thử nghiệm trên giống lúa lai chịu ngập “Swarna-Sub1” cho thấy giống này có thể chịu ngập được từ 14-17 ngày và cho năng suất cao hơn giống “Swarna” là giống lúa được trồng phổ biến ở miền đông Ấn Độ đến 45%.

        “Swarna-Sub1” là giống lúa chịu ngập cho Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) hợp tác với Viện Nghiên cứu Lúa Trung tâm (Central Rice Research Institute CRRI) lai tạo và phóng thích vào tháng 8/2009.  Các nhà khoa học IRRI đã chuyển gene chịu ngập Sub1 vào giống Swarna để giúp giống này có thể sống được dưới nước

        Gần đây, IRRI và Trường Đại học California đã thử nghiệm ngoài đồng ở 128 làng của bang Odisha ở miền Đông Ấn Độ, so sánh giống Swarna-Sub1 và Swarna. Trong thử nghiệm, hạt giống “Swarna-Sub1” được phân phối cho trên 100.000 nông dân trồng ở vùng đất ngập nước ven biển của bang Odisha.

        Các thử nghiệm cho thấy giống lúa “Swarna Sub1” có khả năng thích nghi rộng và cho năng suất cao. Các nghiên cứu cho thấy giống này phù hợp ở những vùng thường bị lũ lụt đe dọa. Tại Ấn Độ có 12-14 triệu ha lúa trong tổng số 44 triệu ha nằm. Giống này cũng được phổ biến ở Bangladesh, Nepal và một số nước Đông Nam Á. .

          3. Giống lúa thơm Pusa 1509  của Ấn Độ

            Giống lúa thơm basmati Pusa 1509 có triển vọng thay thế giống lúa Pusa 1121. Giống Pusa 1121 hiện đang được canh tác trên diện tích 1,4 triệu ha chiếm 75% diện tích lúa thơm ở Ấn Độ, xuất khẩu mỗi năm 3,5 triệu tấn. Tuy nhiên, giống Pusa 1509 đang được trồng phổ biến và thay dần giống Pusa 1121 trên diện tích 1 triệu ha

            Theo các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu nông nghiệp Ấn Độ (Indian Agricultural Research Institute IARI), giống Pusa-1509 có thời gian sinh trưởng 115-120 ngày so với 140-145 ngày của giống Pusa-1121. Điều này cho phép nông dân Ấn Độ xuống giống vào giữa tháng 7 thay vì giữa tháng 6  và tiết kiệm 5-6 lần bơm nước.

            Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Ấn Độ IARI cho biết giống Pusa-1509 có năng suất cao hơn giống Pusa 1121 đến 25%, do thấp dàn nên không bị đổ ngã khi bón phân. Viện hợp tác với 15 công ty giống để kinh doanh giống này. Ấn Độ xuất khẩu khoảng 3,46 triệu tấn gạo thơm basmati giá trị 3,56 tỷ USD nhiệm vụ 2012-13. Gạo basmati Ấn Độ hy vọng sẽ đạt doanh số 5 tỷ USD vào cuối niên vụ 2013-14.

              4. Phát hiện gene SPIKE trên lúa cho năng suất cao

                Gene SPIKE có thể góp phần nâng cao năng suất lúa ở các nước trồng lúa châu Á và Đông Nam Á, bảo đảm  an ninh lương thực toàn cầu trong những năm sắp tới. Gene  SPIKE có nguồn gốc Indonesia góp phần tăng năng suất lúa đáng kể. Các thử nghiệm của của IRRI cho thây năng suất tăng 13-36% so với IR64 và IRRI146. Gene SPIKE của giống IR64 được thử nghiệm ở nhiều nước châu Á bao gồm Lào, Indonesia (đảo Java), Ấn Độ (bang Tamil Nadu) và Nhật Bản. Các thử nghiệm chuyển gene SPIKE qua các giống lúa như BR11 (giống lúa phổ biến ở Bangladesh), Swarna (phổ biến tại miền đông Ấn Độ), TDK1 (phổ biến tại Lào), Ciherang (phổ biến tại Indonesia) và PSBRc18 (phổ biến tại Philippines). Trong vài năm tới sẽ hoàn tất việc chuyển gene SPIKE qua 5 giống lúa này. Qua đó các nhà khoa học cũng đã thử nghiệm về mùi vị, phẩm chất xay chà, đặc điểm cơm của các giống lúa ở địa phương (như giống lúa thơm basmati) vẫn không thay đổi khi chuyển nạp gene SPIKE qua phương pháp lai truyền thống. Tăng năng suất lúa sẽ góp phần tăng lợi nhuận của nông dân trồng lúa, qua đó cải thiện kinh tế của các nước Nam và Đông Nam Á.

                Lúa là loại lương thực cơ bản của phân nửa dân số toàn cầu, tập trung ở các nước Nam và Đông Nam Á. Tiêu thụ gạo cũng tăng trưởng mạnh ở châu Phi, ước tính đến năm 2035, tiêu thụ gạo tăng 26% để đuỗi kịp đà gia tăng dân số.

                Tài liệu tham khảo

                IRRI Trials Show 45% Higher Yield in Flood-Resistant “Swarna-Sub1” Rice Variety - See more at:http://oryza.com/news/research-development/irri-trials-show-45-higher-yield-flood-resistant-swarna-sub1-rice-variety#sthash.pi5tkDv0.dpuf

                India”s New Basmati Rice Variety May Soon Replace PUSA 1121, Say Scientists - See more at:http://oryza.com/news/research-development/indias-new-basmati-rice-variety-may-soon-replace-pusa-1121-say-scientists#sthash.0VJ0vDGp.dpuf

                Rice SPIKE Gene Research Aims to Boost Global Food Security, Says IRRI Scientist - See more at:http://oryza.com/news/research-development/rice-spike-gene-research-aims-boost-global-food-security-says-irri#sthash.O59yoCSf.dpuf

                IRRI Developing “3-in-1” Climate-Resilient Rice Variety - See more at: http://oryza.com/news/research-development/irri-developing-%E2%80%983-1%E2%80%99-climate-resilient-rice-variety#sthash.LiS7Fo0g.dpuf

                Nguồn: bancuanhanong.vn

                Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

                Click để đánh giá bài viết

                Những tin mới hơn

                Những tin cũ hơn

                Văn bản ban hành

                Công văn số 3608/UBND-NL5

                Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

                Quyết định số 211/QĐ-TTg

                Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

                Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

                Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

                Thông báo 420/TB-UBND

                Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

                Văn bản số 4802/UBND-NL5

                Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

                Hát về nông thôn mới
                MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
                Thăm dò ý kiến

                Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

                Thống kê
                • Đang truy cập362
                • Hôm nay31,761
                • Tháng hiện tại238,815
                • Tổng lượt truy cập85,145,851
                ®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
                Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
                Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
                Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
                Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
                Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây