Học tập đạo đức HCM

Nông dân có thể an tâm nuôi cá chạch bùn

Thứ sáu - 27/02/2015 05:59
Thời gian qua, thông tin về loại cá chạch bùn không thống nhất, có ý kiến cho rằng loại cá này có thể phát tán mầm bệnh mới cho các loại thủy sản hiện có tại địa phương nên không khuyến khích nuôi.
 

Nuôi cá chạch bùn tại huyện Châu Thành, An Giang.   i.T
Tuy nhiên, lại có thông tin khẳng định đây là loại thủy sản có giá trị kinh tế cao, có nơi đã cho sinh sản nhân tạo thành công hàng triệu con giống để cung cấp cho thị trường. Các thông tin khác nhau khiến người dân lúng túng trong việc đầu tư nuôi cá chạch bùn. Nhiều người dân đã đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, có thông tin chính thức về vấn đề này.

Về vấn đề này, Bộ NNPTNT cho biết, cá chạch bùn (Misgurnus anguillicaudatus Cantor, 1842) thuộc giống cá chạch bùn Misgurnus Lacépère 1803, họ cá chạch Cobitidae, bộ cá chép Cypriniformes, ở nước ta, cá thường được phân bố ở vùng đồng bằng, trung du miền núi phía Bắc, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Cá có mình dài, đoạn trước vây bụng hình ống tròn, đoạn sau dẹt dần, cuống đuôi dẹt mỏng, đầu tương đối nhọn, mắt nhỏ có da che phủ, là loài sống đáy, thường sống ở khu vực nông của sông, hồ, ao, ruộng, kênh mương. Cá ăn tạp, lúc nhỏ ăn động vật là chính, về sau chuyển dần sang ăn tạp, giai đoạn trưởng thành ăn thực vật là chủ yếu.

Ở nước ta, cá chạch bùn đã được cho sinh sản nhân tạo thành công. Vì chủ động được nguồn giống nên cá chạch bùn đã được bà con nông dân các tỉnh trong cả nước phát triển nuôi thương phẩm trong ao, bể và ruộng. Đây là vật nuôi bản địa có giá trị kinh tế, giàu dinh dưỡng nên được người dùng ưa thích. Giá bán thương phẩm hiện nay khá cao, từ 120.000 - 200.000 đồng/kg.

Hiện nay, theo báo cáo và nghiên cứu tại các tỉnh có nuôi cá chạch bùn, trong quá trình nuôi chưa thấy, chưa phát hiện các loại bệnh mới gây thiệt hại cho người nuôi mà cá thường mắc một số bệnh hay gặp như nấm, đốm đỏ, lở loét, bệnh đường ruột,… do môi trường nước ô nhiễm hoặc nuôi với mật độ cao.

Vì vậy, bà con nông dân yên tâm để tiếp tục phát triển nuôi cá chạch bùn, lưu ý trong quá trình nuôi cần áp dụng theo đúng các quy trình kỹ thuật nuôi, khuyến cáo của các nhà khoa học và cơ quan quản lý tại địa phương.

Theo danviet.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập340
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại198,531
  • Tổng lượt truy cập90,261,924
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây