Học tập đạo đức HCM

Thanh niên mê “ngân hàng dê”

Thứ hai - 02/03/2015 02:10
Tết Ất Mùi này là cái tết thật vui vẻ, ấm áp của thanh niên xã Thạnh Phú Đông, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre nhờ có “ngân hàng dê” độc đáo của tổ chức Đoàn thanh niên xã.

Ý tưởng thiết thực

“Ngân hàng dê” do anh Nguyễn Minh Trung - Bí thư xã Đoàn thanh niên xã Thạnh Phú Đông, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre xây dựng và thực hiện.

Mô hình “ngân hàng dê” từng bước giúp thanh niên xã Thạnh Phú Đông thoát nghèo.

Anh Trung cho biết: “Xã Thạnh Phú Đông là một xã khó khăn, toàn xã có 232 hộ thanh niên nhưng có đến 56 hộ do thanh niên làm chủ hộ thuộc diện hộ nghèo có sổ. Đa phần những hộ thanh niên nghèo đều không có hoặc có rất ít ruộng vườn, không có nghề nghiệp ổn định. Trước tình hình đó với vai trò thủ lĩnh thanh niên của xã anh Trung đã có nhiều sáng kiến giúp thanh niên nhưng đều không đạt hiệu quả”.

Anh kể: “Trước đây ở xã có dự án hỗ trợ lợn giống nhưng nuôi lợn chi phí đầu tư cao, lại bị dịch bệnh nên các hộ nuôi không có lời. Đến đầu năm 2013, anh lại vận động Mạnh Thường Quân được khoảng 40 triệu đồng đầu tư mua 100 con thỏ về nuôi gây giống, cấp cho thanh niên nuôi để thoát nghèo. Nuôi thỏ được hơn một tháng, do không hợp thổ nhưỡng nên 100 con thỏ lần lượt chết hết. Trăn trở mãi không biết phải hỗ trợ thanh niên bằng cách nào cho hiệu quả, cuối cùng đến đầu năm 2014 anh nảy ra một sáng kến mới đó là thành lập “ngân hàng dê” giúp thanh niên thoát nghèo.

 

Chị Hồng - vợ anh Mây rất vui vì được Xã đoàn cấp dê giống.

“Ngân hàng dê” là mô hình hỗ trợ vốn vay cho thanh niên nghèo, chí thú làm ăn bằng con dê giống. Mục đính của “ngân hàng dê” là tạo đồng vốn, giúp thanh niên phát triển kinh tế từng bước thoát nghèo ổn định cuộc sống.

Mỗi hộ thanh niên nghèo sẽ được xã đoàn hỗ trợ một con dê giống (dê cái), sau khi dê sinh sản ra được một con dê cái thì sẽ trả lại cho xã đoàn để tiếp tục hỗ trợ cho một hộ thanh niên nghèo khác nuôi. Còn nếu sinh ra dê đực thì hộ đó tiếp tục để lại nuôi bán thịt và lứa sau sẽ hoàn “vốn”. Với ý tưởng trên anh Trung đã được Huyện Đoàn huyện Giồng Trôm, Đảng ủy xã Thạnh Phú Đông ủng hộ cao. Vì con dê sức đề kháng cao, ít bị dịch bệnh, hộ nuôi chỉ cần tranh thủ lúc nhàn rỗi kiếm ra cỏ cho ăn mà không cần đầu tư chi phí. Sau đó anh Trung tiếp tục vận động Mạnh Thường Quân được số vốn khoảng 50 triệu đồng và mua 18 con dê giống. Đợt hỗ trợ vốn đầu tiên vào tháng 4 năm 2014, có 14 hộ thanh niên được cấp dê giống.

Mô hình đầy triển vọng

Anh Phạm Văn Mây (38 tuổi), cư ngụ ấp 2A cùng xã, cho biết, ngày 22.4.2014 anh được xã đoàn hỗ trợ 1 con dê giống, 6 tháng sau thì con dê của anh sinh sản được một con dê đực. Vì dê đực nên anh được nuôi bán thịt. Hiện nay con dê con của anh cũng được gần 4 tháng tuổi và sắp bán được. Anh ước tính, dê thịt hiện tại khoảng 120.000 đồng/kg và với mức giá đó con dê của anh sẽ bán được khoảng từ 5-6 triệu đồng. Hiện tại con dê giống của anh cũng đã có chửa đợt hai.

“Qua mấy tháng nuôi thấy thổ nhưỡng ở đây rất hợp nuôi dê, dê mau lớn và ít bệnh nên vợ chồng tôi đã bàn với nhau toàn bộ số tiền bán dê sẽ đầu tư mua dê giống về nuôi”- anh Mây nói. Gia đình anh Mây thuộc diện nghèo có sổ. Gần đây anh được đoàn thanh niên giới thiệu đi làm thợ hồ kiếm tiền, còn vợ ở nhà đan giỏ hoa quả. Cả hai vợ chồng đều tranh thủ buổi chiều tối đi cắt cỏ, hái rau cho dê ăn. Nhờ vậy mà cuối năm 2014 gia đình anh thoát khỏi danh sách hộ nghèo.

Còn anh Lê Văn Lá, cũng ở ấp 2A, sau khi được Đoàn thanh niên xã cho mượn con dê giống về nuôi được khoảng hơn tháng, thấy dê mau lớn, không bị bệnh nên anh hỏi mượn thêm tiền của người thân mua thêm 2 con dê giống về nuôi. Hiện tại cả 3 con dê giống nhà anh đều có chửa và sắp đẻ. “Tui dự định làm thêm chuồng trại để khi 3 con dê đẻ sẽ trả cho Đoàn thanh niên một con, còn lại tiếp tục nuôi nhân giống ra”.

Anh Nguyễn Minh Trung cho biết: “Nhờ mô hình hiệu quả nên thanh niên rất phấn khởi, chí thú làm ăn hơn. Ngoài hỗ trợ con giống và vốn, Xã đoàn cũng giới thiệu việc làm cho các hộ gia đình, phát triển kinh tế ổn định cuộc sống. Vì thế mà cuối năm 2014, đã có 8/14 hộ thanh niên nhận hỗ trợ dê giống đã được thoát nghèo. Hiện tại phần lớn số dê được cấp đều đã sinh sản.

Anh Nguyễn Minh Trung - Bí thư Đoàn thanh niên xã Thạnh Phú Đông
Hướng phấn đấu của Đoàn thanh niên xã Thạnh Phú Đông là 100% thanh niên nghèo của xã sẽ được thoát nghèo, ổn định cuộc sống nhờ “ngân hàng dê.
   
Dự kiến đến khoảng tháng 3.2015 các hộ trên sẽ trả con giống để hỗ trợ tiếp cho hộ khác. “Hướng phấn đấu của Đoàn thanh niên xã Thạnh Phú Đông là 100% thanh niên nghèo của xã sẽ được thoát nghèo, ổn định cuộc sống nhờ “ngân hàng dê”- anh Trung tâm huyết.

 Ông Phan Văn Nhũ - Bí thư Đảng ủy xã Thạnh Phú Đông, nhận xét: “Ngân hàng dê” của Xã đoàn là một mô hình mới đầy triển vọng. Tuy mô hình chưa thật sự giúp nhiều thanh niên thoát nghèo nhưng nếu duy trì lâu dài thì sẽ thực hiện được. Bởi vì con dê vốn ít bệnh, chi phí đầu tư nuôi không nhiều, chỉ cần các hộ tranh thủ thời gian nhàn rỗi cắt cây cỏ, rau cho ăn cũng đã nuôi được. “Nhận thấy mô hình này thiết thực nên kế hoạch của xã là sẽ triển khai cho các đoàn thể khác (phụ nữ, cựu chiến binh, nông dân) áp dụng mô hình này. Tôi tin rằng “ngân hàng dê” sẽ là mô hình thoát nghèo hiệu quả”.

Theo danviet.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập329
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm328
  • Hôm nay80,915
  • Tháng hiện tại817,025
  • Tổng lượt truy cập93,194,689
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây