Học tập đạo đức HCM

Nuôi tôm ở Quảng Nam: Càng nuôi càng lỗ, nợ càng dày thêm

Thứ ba - 16/10/2018 22:51
Những ngày qua, thay vì thu hoạch tôm nuôi vụ 2, hầu hết ao nuôi của nông hộ tỉnh Quảng Nam đều trống không. Ở các xã Bình Nam, Bình Hải, Bình Sa của huyện Thăng Bình, các ao nuôi tôm nước đen kịt, cỏ dại mọc đầy xen lẫn bèo. “Tôm chết hết rồi còn đâu mà thu hoạch. Càng nuôi càng thua lỗ, nợ càng dày thêm. Chuyển sang nghề khác khó lắm, làm sao có vốn mà đầu tư” - ông Phan Công Ảnh (thôn Bình Trúc, xã Bình Sa) nói.

Ở vụ 2 vừa qua, trên 5 ao nuôi có tổng diện tích gần 1ha, ông Ảnh đầu tư nuôi hơn 1 triệu con giống tôm thẻ chân trắng. Sau gần 2 tháng nuôi, tôm chết vì hoại tử gan tụy, ông Ảnh vỡ nợ hơn 150 triệu đồng tiền đầu tư. Trước đó, ở vụ 1, ông Ảnh cũng tiêu tan hơn 100 triệu đồng sau khi tôm chết hàng loạt. “Có lắng lọc nước cách chi thì nguồn nước cũng không đảm bảo vì quá ô nhiễm rồi” - ông Ảnh nói. Cả 2 vụ nuôi tôm nước lợ ở các vùng triều ven sông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã khép lại với nhiều lo âu của nông hộ bởi sản xuất thất bát, nợ nần chồng chất. 

 nuoi tom o quang nam: cang nuoi cang lo, no cang day them hinh anh 1

Nuôi tôm nước lợ ở vùng triều được đầu tư rất sơ sài vào thời điểm này. Ảnh: QUANG VIỆT

Thua lỗ nặng

Ở huyện Núi Thành và TP.Tam Kỳ, tôm cũng chết trắng ao nuôi. Ông Phạm Công Ry (thôn Hòa Bình, xã Tam Hòa, Núi Thành) lo lắng trước 4 ao nuôi tôm. “Tôm chết khi còn nhỏ quá không thể thu hoạch vét để bán được đồng nào hay đồng ấy. Cả 2 vụ nuôi thua lỗ khiến gia đình tôi điêu đứng. Nhà cửa đã thế chấp để vay vốn nuôi tôm rồi chừ muốn đầu tư làm gì phải vay nóng, lãi suất cao sao chịu nổi!” - ông Ry nói.

Xã Tam Thăng là địa phương có diện tích nuôi tôm lớn nhất của TP.Tam Kỳ đã hoang hóa nhiều cánh đồng tôm. Theo UBND xã Tam Thăng, nghề nuôi tôm nước lợ thất bát trong vài năm trở lại đây. Nhiều hộ không thể đầu tư khiến hàng loạt ao nuôi tôm hoang hóa. Một bộ phận nông dân khác cầm cự nuôi tôm cũng đã thua lỗ trong cả 2 vụ nuôi tôm vừa qua.

Ông Mai Huy Chương - cán bộ phụ trách thủy sản của UBND xã Tam Thăng cho rằng, chỉ khi nào doanh nghiệp lớn vào đầu tư, cải tạo hoàn toàn hạ tầng vùng nuôi tôm, lót bạt và có đường ống dẫn nước từ biển về thì may ra mới khởi sắc. Nông hộ không đủ vốn đầu tư thì thất bại nuôi tôm là hiển nhiên.

Chưa chuyên nghiệp

Nghề nuôi tôm nước lợ diễn ra trên địa bàn tỉnh hơn 10 năm qua nhưng đến nay vẫn diễn ra tự phát, manh mún. Khắp các vùng nuôi tôm rất sơ sài về hạ tầng. Thực trạng thiếu kênh cấp, kênh thoát nước, không có ao chứa lắng, ao xử lý nước thải đã khiến mối lo ngại dịch bệnh tràn lan trở thành vấn nạn trong thực tiễn.

TP.Tam Kỳ tự triển khai dự án nuôi tôm VietGAP ở xã Tam Phú, kêu gọi một số hộ tham gia, tôm cũng chết hàng loạt khiến nông hộ thắc thỏm vì thua lỗ. “Nông hộ có nguồn vốn lớn thì đầu tư lại ao nuôi, tiếp cận các quy trình kỹ thuật mới để nuôi tôm bài bản. Các hộ khó huy động nguồn vốn lớn thì nên chuyển đổi đối tượng nuôi thủy sản là cá dìa, cá chẻm, cua thay vì tôm thẻ chân trắng” - ông Ngô Tấn nói.

Ông Ngô Tấn - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho rằng, kiện toàn lại hạ tầng nuôi tôm là cấp thiết. Cái khó là toàn tỉnh có đến hơn 2.000m2 diện tích nuôi tôm nên Nhà nước không thể huy động vốn để kiện toàn lại toàn bộ hạ tầng nuôi tôm.

Trước đây, Quảng Nam đã thí điểm nuôi tôm VietGAP với việc đầu tư hạ tầng kiên cố, hỗ trợ các nông hộ tham gia bằng nhiều hình thức như tôm giống, thức ăn, kỹ thuật, triển khai ở các huyện Duy Xuyên, Thăng Bình, Núi Thành rồi thất bại nặng nề.

Bà Phạm Thị Hoàng Tâm - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Quảng Nam cho biết, trong vụ 2 nuôi tôm nước lợ có hơn 137ha diện tích tôm nuôi bị bệnh, chết vì sốc môi trường, bệnh hoại tử gan tụy cấp, đốm trắng.

Qua lấy mẫu nước trong ao nuôi tôm, mẫu nước sông vùng triều, ngành thủy sản đã khuyến cáo nông hộ chủ động chăm sóc tôm nuôi, kịp thời ứng phó với các tình huống bất thường xảy đến với tôm. Nông hộ nên bổ sung vitamin, khoáng chất giúp tôm nuôi tăng sức đề kháng, hạn chế bệnh. Đặc biệt, không xả thải trực tiếp ra ngoài khi tôm chết.

Bà Tâm cho rằng, UBND tỉnh đã ban hành một số cơ chế khuyến khích nuôi tôm an toàn dịch bệnh. Nông hộ nuôi tôm nên kết hợp lại với nhau, thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã để tiếp cận cơ chế khuyến khích, gồm các loại hỗ trợ khảo sát địa hình chọn vùng nuôi tôm, đầu tư hạ tầng, tôm giống và hỗ trợ trong lấy mẫu xét nghiệm xử lý bệnh trên tôm nuôi. “Nuôi tôm nước lợ đòi hỏi phải đầu tư lớn, nông hộ cần hoàn thiện các thủ tục để tiếp cận, đầu tư sản xuất hiệu quả hơn trong thời gian đến” - bà Tâm nói.

Theo Việt Nguyễn (Báo Quảng Nam)
 Tags: bình

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập562
  • Hôm nay73,840
  • Tháng hiện tại809,950
  • Tổng lượt truy cập93,187,614
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây