Học tập đạo đức HCM

Quảng Nam: Nỗi lo mất trắng vụ hè thu

Thứ bảy - 18/08/2012 05:00
Tại các tỉnh miền Trung thời gian qua gió tây nam liên tiếp gây ra nắng nóng trên diện rộng. Đặc biệt ở Quảng Nam, nắng nóng cùng với rầy nâu, chuột gây hại khiến cho người nông dân đứng ngồi không yên. Vụ lúa hè thu đang đứng trước nguy cơ mất trắng.
 
 
Ở Quảng Nam lúa hè thu đang chết khát
 
Từ khổ vì mặn nặng...
 
Hiện tại ở Quảng Nam hầu như các trạm bơm đều ngừng hoạt động vì nước bị nhiễm mặn làm khoảng 1.300ha lúa khát nước. Những địa phương bị ảnh hưởng nặng nhất là huyện Điện Bàn và Duy Xuyên. Tại trạm bơm 19.5 thuộc xã Duy Phước, huyện Duy Xuyên độ mặn có lúc lên đến 4,5 phần nghìn.
 
Các trạm bơm bị tê liệt thì các tuyến kênh cũng khô trơ đáy khiến hàng chục cánh đồng lúa hè thu ở xã Duy Phước và Duy Vinh thiếu nước tưới trầm trọng. Nhiều nông dân ở đây than thở, trạm bơm không hoạt động nên ruộng lúa không có lấy một giọt nước mà lúa thì đang trong giai đoạn trổ đòng rộ, nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài nguy cơ mất mùa là điều khó tránh khỏi.
 
Tại Điện Bàn, ông Nguyễn Viết Long - Phó Giám đốc Chi nhánh thủy lợi huyện cho hay, do nước tại miệng bể hút luôn có nồng độ mặn từ 3 - 7 phần nghìn nên trạm bơm Vĩnh Điện, Tứ Câu, Cẩm Sa nhiều lúc phải ngừng hoạt động. Trong khi đó, huyện Điện Bàn sản xuất hơn 5.700 ha lúa hè thu, trong đó chỉ có 3.800 ha chủ động nước tưới. Còn tại huyện Đại Lộc, 400ha lúa của nông dân thị trấn Ái Nghĩa và một số khu vực lân cận đứng trước nguy cơ bị chết héo vì thiếu trầm trọng nước tưới. Trong khi đó khoảng 500ha lúa của vùng Đông Tam Kỳ cũng đang khát khô. Theo thống kê sơ bộ của ngành nông nghiệp, vụ này tổng diện tích lúa dự kiến bị khô hạn, thiếu nước lên tới hơn 11.000 ha.
 
... Đến rầy, sâu, chuột phá hoại
 
Bà Nguyễn Thị Dụy - Trưởng trạm Bảo vệ thực vật Duy Xuyên cho biết, tính đến thời điểm này tại xã Duy Châu đã có trên 100 sào lúa đang trong giai đoạn phân hóa đòng bị chuột tấn công với tỷ lệ hại lên đến 30 - 40%, tập trung chủ yếu ở những khu vực gò đồi, ven làng. Ngoài Duy Châu chuột cũng đã xuất hiện và cắn phá rất nhiều cánh đồng lúa khác trên địa bàn 13 xã, thị trấn còn lại. Theo thống kê mới nhất của ngành nông nghiệp Quảng Nam, tính đến thời điểm này toàn tỉnh đã có trên 300ha lúa bị chuột cắn phá với tỷ lệ gây hại bình quân 1 - 3%, có vùng lên đến 30 - 40%. Ông Nguyễn Đại Nam ở xã Tam Đại, huyện Phú Ninh cho biết: "Cùng với khô hạn và nạn chuột tấn công, vụ lúa hè thu của bà con đang đứng trước nguy cơ mất trắng!” Ngoài ra, tại Duy Xuyên đã có 740 sào lúa chính vụ bị rầy nâu và rầy lưng trắng tấn công với mật độ bình quân 1.000 - 1.500 con/m2, thậm chí nhiều nơi lên đến 4.000 - 5.000 con/m2. Trong đó ít nhất 60 sào lúa có nguy cơ xảy ra cháy chòm.
 
Nỗ lực cứu lúa
 
Trước tình cảnh khô hạn, nguồn nước tưới bị nhiễm mặn, chính quyền và nông dân Quảng Nam đang ra sức cứu lúa. Huyện Duy Xuyên đã quyết định chi 50 triệu đồng tiến hành lắp đặt 7 máy bơm dã chiến để hút nước từ sông Đào và nhiều ao đầm lên giải hạn cho số diện tích lúa. Xã Duy Trinh đã đầu tư 60 triệu đồng để nạo vét kênh dẫn, lắp đặt một máy bơm nước dã chiến nhằm chống hạn cho 400 sào lúa. Ông Hồ Quốc Vương, Chủ tịch UBND xã Duy Châu cho biết: "Thời gian qua liên tục huy động nhân công nạo vét sông, hơn 1.000 mét mương cát lấy nước, cứu lúa”. Huyện Điện Bàn cũng đã lắp đặt hàng chục máy bơm dã chiến, tận dụng nguồn nước ngọt từ các ao hồ, đầm lạch để chống hạn cho 1.500ha lúa hè thu…
 
Sở NN&PTNT cùng các đơn vị liên quan đã tiến hành phương án nạo vét sông Vu Gia tạo nguồn nước tưới cho 5.000ha đất sản xuất nông nghiệp. Riêng sông Vĩnh Điện cũng đã được nạo vét tạo nguồn nước tưới và đẩy mặn để cứu 2.000ha đất sản xuất. Để chống hạn vụ này, UBND tỉnh cũng đã phê duyệt kinh phí thực hiện dự kiến là 6 tỷ 140 triệu đồng.
 
Đối với nạn chuột, nhiều địa phương đã vận động, tổ chức ra quân đào phá hang, xông thuốc. Đối với dịch bệnh sâu rầy, ngành bảo vệ thực vật đã cắt cử nhiều cán bộ kỹ thuật về đứng điểm tại các địa phương để cùng đội ngũ khuyến nông cơ sở hướng dẫn nông dân những biện pháp phòng trừ.
 
Cho dù có rất nhiều phương án đã đưa ra và được thực thi nhưng bà con nông dân vẫn đang rất lo lắng. Hạn hán kéo dài nguồn nước càng nhiễm mặn, thủy điện xả nước cầm chừng các dòng sông sẽ trơ đáy không đủ nguồn nước, cùng với đó rầy sâu, chuột tấn công nên nguy cơ mất mùa hè thu là rất cao.
 
TẤN THÀNH
Nguồn:daidoanket.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập779
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại754,467
  • Tổng lượt truy cập93,132,131
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây