Học tập đạo đức HCM

Rất hên: Thoát cảnh "nhà xây xong đã lâu mà không thấy chim yến đâu"

Thứ hai - 11/06/2018 11:01
Xây nhà nuôi yến hiện như nghề đánh bạc, kẻ thành tỷ phú, người trắng tay bởi "nhà xây xong đã lâu mà không thấy chim yến đâu". Rất hên, Nguyễn Văn Võ (41 tuổi, thị trấn Madagui, huyện Đạ Huoai, Lâm Đồng) xây nhà và có chim yến đến ở. Với những căn nhà khang trang, được tận dụng 2 tầng lầu để dụ yến tự nhiên về làm tổ, anh Võ đều tay đếm trên 300 triệu đồng/tháng.

Từ thất bại của người hàng xóm

Đó là chuyện của anh Nguyễn Văn Võ (41 tuổi, thị trấn Madagui, huyện Đạ Huoai, Lâm Đồng). Cách đây 7 năm, gần nhà anh Võ có một người xây nhà yến nhưng chim về rất ít, nhưng nghe nói tổ yến có giá 20 triệu/kg nên anh Võ không cưỡng lại được. Đầu năm 2012, sau khi có điều kiện xây mới một căn nhà, còn lại căn nhà cũ rộng 100m2 anh sửa sang lại, thuê người lắp đặt hệ thống loa, kỹ thuật dụ chim yến.

 rat hen: thoat canh 'nha xay xong da lau ma khong thay chim yen dau' hinh anh 1

Anh Võ đi kiểm tra những tổ yến trong căn nhà của mình. Ảnh: Văn Long.

“Trong vòng 2 – 3 tháng đầu đã có chim làm tổ nhưng số lượng còn ít, cần để yên cho chúng làm tổ, sinh đàn, đến khoảng một năm sau tôi mới thu hoạch những tổ yến đầu tiên”, anh Võ chia sẻ.

Hiện nay anh Võ đặt một chiếc loa lớn bên ngoài, bật tiếng chim lớn từ 5h đến 19h hàng ngày để dụ chim về làm tổ. Còn bên trong nhà đặt 300 chiếc loa nhỏ, bật tiếng chim non 24/24h. Để chim có cảm giác an toàn và thân thiện, theo anh Võ, cần mua phân chim ở những nhà khác đổ lên nền nhà và xịt chất tạo mùi.

 rat hen: thoat canh 'nha xay xong da lau ma khong thay chim yen dau' hinh anh 2

Một tầng nhà yến có chim về rất nhiều của anh Võ. Ảnh: Văn Long.

Bí kíp của “Võ khùng”

Anh Võ tâm sự, khi bắt đầu làm nhà yến, mẹ anh và vợ đều ngăn cản vì trước đó cả gia đình đều chưa biết tổ yến ra sao, nhà gần đó làm thì đã thất bại, thậm chí hàng xóm còn bảo anh bị khùng. “Người ta bảo, hàng xóm làm đã hỏng, giờ nó lại làm nữa chắc nó bị khùng”, anh Võ cười nhớ lại.

 rat hen: thoat canh 'nha xay xong da lau ma khong thay chim yen dau' hinh anh 3

Võ "khùng" bên những tổ yến sấy thành phẩm của mình. Ảnh: Văn Long.

Sau 6 năm làm nghề, đến nay anh Võ đã có 4 căn nhà yến, gồm 2 căn nhà chính diện tích 300m2 cho thu hoạch ổn định và 2 căn nhà mới xây được 5 tháng với diện tích trên 1.000m2. Mỗi tháng gia đình anh Võ thu nhập trên 300 triệu đồng từ thu hoạch khoảng 15kg “vàng trắng” và tư vấn xây dựng nhà yến.

 rat hen: thoat canh 'nha xay xong da lau ma khong thay chim yen dau' hinh anh 4

Tổ yến rất nhiều mang lại thu nhập cao cho gia đình anh Võ. Ảnh: Văn Long.

“Khi lấy tổ yến xuống, tôi ngâm nước cho nở ra, sau đó rửa nhiều lần rồi đưa đi nhặt hết những chiếc lông bị dính vào. Cuối cùng để ráo và xếp vào khuôn, đưa đi sấy khoảng 10 – 12 giờ đồng hồ cho khô”, anh Võ cho biết. Với sản phẩm của hàng xóm hoặc các mối quen, anh lấy về sơ chế theo cách trên rồi mới gọi thương lái đến lấy.

 rat hen: thoat canh 'nha xay xong da lau ma khong thay chim yen dau' hinh anh 5

Những đàn chim yến nườm nượp bay về nhà khi trời gần tối. Ảnh: Văn Long.

Về mảng làm nhà yến, anh Võ đang nhận với giá từ 3 – 3,1 triệu đồng/m2 sàn theo phương thức chìa khóa trao tay. Anh Võ tiết lộ, không thể mang nhà ở chỗ này đến chỗ khác đặt là có yến tới, bởi chúng khác nhau về địa thế, hướng nhà và nhiều yếu tố khác. Trước khi thi công cho khách hàng, anh phải đến phát tiếng thử nghiệm để xem khu vực đó có yến hay không. Sau khi thi công, anh chỉ lấy 50% chi phí, còn lại khi nào có yến đến làm tổ mới lấy tiền. Với cách làm này, anh Võ có rất nhiều khách hàng từ Đồng Nai, Sài Gòn, các tỉnh miền Tây tìm đến.

 rat hen: thoat canh 'nha xay xong da lau ma khong thay chim yen dau' hinh anh 6

Sơ chế tổ yến sau khi ngâm nước để gỡ bỏ hoàn toàn lông chim dính trên tổ. Ảnh: Văn Long.

Theo anh Võ, diện tích chuẩn của một nhà nuôi yến khoảng 300m2, gồm một trệt, hai lầu, trong đó tầng trệt tận dụng làm nơi sinh hoạt cho gia đình, hai tầng lầu cho yến ở với chi phí khoảng 900 triệu đồng. Sắp tới anh Võ sẽ thay bê tông, gạch bằng các vật liệu mới như tôn, tấm cách nhiệt, mút, và ván ép công nghiệp… Nhờ vậy người nuôi yến có thể tiết kiệm 300 triệu đồng.

Theo Văn Long (danviet.vn)

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập309
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại234,265
  • Tổng lượt truy cập85,141,301
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây