Học tập đạo đức HCM

Rau lên sàn

Thứ năm - 31/01/2013 21:50
Mô hình mua bán rau an toàn qua sàn của Hà Nội đang “chạy” thử nghiệm nhưng hứa hẹn sẽ là lời giải cho bài toán rất hóc búa về đầu ra của rau an toàn.


Ông Đào Duy Tâm, Phó giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội, cho biết trên địa bàn thành phố hiện có 3.800 ha rau an toàn, sản lượng đạt 70 tấn/ngày. So với nhu cầu tiêu thụ rau xanh của Hà Nội là khoảng 2.600 tấn/ngày thì chỉ đáp ứng được một “góc” nhỏ. Nghịch lý là cung ít nhưng đầu ra vẫn bí.

 
 

Rau trên sàn không qua các bước trung gian, đi trực tiếp từ đồng ruộng đến tay người tiêu dùng nên không bị đội giá. Hơn nữa, giá rau được niêm yết công khai trên sàn, các nhà cung cấp phải nhìn nhau, không dám đẩy giá lên cao

 

Ông Nguyễn Thành Lưu
Tổng giám đốc Sàn giao dịch rau quả an toàn Hà Nội

 

 

Tại nhiều vùng rau an toàn, người nông dân vẫn phải bán với giá bằng với rau thường, thậm chí có vùng rau an toàn đã bị “chết” yểu hoặc sống dở chết dở. Các cửa hàng bán rau an toàn cứ teo tóp dần. Năm 2010, toàn thành phố có 122 cửa hàng nhưng hiện nay chỉ còn 58 cửa hàng đang hoạt động. Theo ông Nguyễn Hồng Anh, Chi cục phó Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội, giá thuê mặt bằng trong nội thị rất cao, rau quả là mặt hàng bình dân, chóng hỏng, nếu bán từ sáng đến chiều không hết thì sẽ phải bỏ đi nên lợi nhuận thu về không đáng kể, nếu không muốn nói là thua lỗ.

Được dán tem

Sau khi nghiên cứu thực trạng, mới đây Hà Nội đã có sáng kiến mở sàn giao dịch rau quả an toàn. Rau trên sàn là rau sản xuất tại vùng rau an toàn, được dán tem, người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng cũng như về khâu vệ sinh thực phẩm trong khi giá cả lại phải chăng. 

Tổng giám đốc Sàn giao dịch rau quả an toàn Hà Nội - ông Nguyễn Thành Lưu cho biết đây là cách làm rất mới ở Việt Nam, hiện mới chỉ có Hà Nội áp dụng. Nguồn hàng của sàn là rau được sản xuất tại các vùng chuyên canh rau an toàn được các cơ quan hữu trách của thành phố lựa chọn, giám sát và kiểm tra. Sàn giao dịch phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội triển khai các điểm bán rau an toàn ở khu dân cư, các công sở. Các khu dân cư, khu phố cử ra một đại diện để mua rau qua sàn và phân phối lại cho các hộ đã đăng ký. Thành phố hỗ trợ biển báo, trả “tiền lương” tháng cho người đại diện các điểm mua rau an toàn với mức 1 triệu đồng/người/tháng.

Hằng tuần, giá bán rau an toàn được niêm yết công khai trên sàn (www.sanbanbuon.vn), người đại diện sẽ căn cứ vào đó để đặt “lệnh” mua. Nhân viên của sàn sẽ điều phối nhà sản xuất chuẩn bị hàng để hôm sau giao. Nhà sản xuất không giao rau trực tiếp cho khách hàng mà phải “đổ” về trung tâm tập kết của sàn hiện đóng tại khuôn viên của Chi cục Bảo vệ thực vật. Tại đây, cơ quan hữu trách lại kiểm tra rau xanh một lần nữa trước khi phát “lệnh” xuất hàng. Rau được đóng gói và dán tem an toàn với trọng lượng đúng theo yêu cầu của từng hộ gia đình như đã đăng ký.

 

Rau lên sàn

Qua sàn, rau an toàn sẽ đi thẳng từ đồng ruộng đến tay người tiêu dùng - Ảnh: Quang Duẩn

 

Thịt, trứng, gia cầm... cùng lên sàn

Theo ông Lưu, hiện sàn đã mở được 300 điểm như thế, mỗi điểm thường lấy 70 kg đến 150 kg/lần. Dự kiến, trong năm 2013 sẽ có thêm cả ngàn điểm phân phối rau an toàn ở khắp các địa bàn dân cư trên thành phố được thành lập.

“Giá bán rau an toàn trên sàn thấp hơn từ 30 - 40% so với báo giá của các đơn vị cung ứng rau an toàn khác. Nhiều khi người dân thắc mắc, sao giá rau an toàn lại thấp hơn giá rau ngoài chợ. Chúng tôi lý giải rằng, rau trên sàn không qua các bước trung gian, đi trực tiếp từ đồng ruộng đến tay người tiêu dùng nên không bị đội giá. Hơn nữa, giá rau được niêm yết công khai trên sàn, các nhà cung cấp phải nhìn nhau, không dám đẩy giá lên cao”, ông Lưu cho biết thêm.

Sau khi triển khai thí điểm với rau quả có hiệu quả, hiện sàn đã đưa thêm 5 sản phẩm thịt, trứng, gia cầm vào giao dịch và có tên đầy đủ là Sàn giao dịch rau quả và thực phẩm an toàn Hà Nội.

Ông Lê Quốc Doanh, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), cho rằng bán rau qua sàn là một cách làm hay, được xem như là một lời giải vàng cho bài toán về đầu ra cho rau an toàn. 

TNO

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập413
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại842,537
  • Tổng lượt truy cập93,220,201
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây