Học tập đạo đức HCM

Nông dân thu nhập cao nhờ trồng rau an toàn

Thứ tư - 30/01/2013 04:01
Ai cũng biết nhu cầu rau an toàn (RAT) rất quan trọng đối với mọi người. Tuy nhiên việc sản xuất và tiêu thụ hiện nay đang gặp nhiều khó khăn.

 

Một gương hộ nông dân sản xuất và tiêu thụ RAT giỏi cho thu nhập cao đáng được học tập, đó là hộ vợ chồng anh Nguyễn Văn Thơ, ở xã Long Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Hộ anh Thơ có diện tích đất sản xuất RAT khoảng 1.000m2, được một dự án sản xuất RAT tập huấn về kỹ thuật, đầu tư hỗ trợ xây dựng nhà màng áp dụng công nghệ cao trong việc tưới tiêu nước, làm đất, bón phân, chăm sóc, bảo vệ thực vật an toàn cho rau không bị nhiễm hóa chất độc hại.

Vì có hệ thống tưới tự động theo yêu cầu, không phải thuê lao động tưới thủ công và rau sản xuất trong nhà màng tránh được côn trùng tấn công nên hoàn toàn không cần phun thuốc, giảm rất nhiều công lao động và chi phí. Đồng thời, sản xuất rau trong nhà màng che được mưa nên chủ động thời vụ trồng luân canh liên tục gần 20 loại rau khác nhau. Nếu trồng loại rau ngắn ngày, có thể trồng từ 8 - 10 vụ/năm.

Trong diện tích 1 công đất, sản xuất rau liên tục nhiều loại và đảm bảo lúc nào cũng có rau nhiều lứa cung cấp cho thị trường như vừa mới trồng, gần thu hoạch hay đã thu hoạch… Có rau suốt năm trong vụ thuận lẫn vụ nghịch như thế đã giúp hộ anh nâng cao thu nhập đáng kể.

Sau khi trừ chi phí, anh chị thu lãi khoảng 10 triệu đồng/tháng/1.000m2, những tháng mùa nghịch lãi 15 triệu đồng (500.000 đồng/ngày). Tuy khối lượng công việc nhiều như vậy, nhưng về lao động, anh Thơ cho biết chỉ cần 2 người (anh và vợ anh) đảm đương toàn bộ. Chị Thơ còn trực tiếp vừa thu hoạch, vừa vận chuyển tiêu thụ ở chợ gần nhà của anh chị.

Tuy nhiên trên thực tế RAT đang gặp nhiều khó khăn. Người sản xuất RAT trong các chương trình, dự án phải tự lo đầu ra và chịu thiệt thòi bán với giá ngang với rau sản xuất không an toàn. Hộ vợ chồng anh Thơ cũng dựa vào mối buôn bán thân quen của mình ở chợ truyền thống để tiêu thụ chứ vẫn chưa mở rộng được các kênh khác. RAT của anh cũng chưa có nhãn mác, logo nhận diện thương hiệu để có được giá bán cao hơn.

Về mặt quản lý và kỹ thuật, chúng tôi thấy nếu sản phẩm RAT của anh Thơ được một công ty hoặc siêu thị nào đó bao tiêu sản phẩm và gắn nhãn mác/logo để cung ứng cho người tiêu thụ thì hoạt động sản xuất RAT như của gia đình anh Thơ hoặc nhiều nơi khác mới trở nên hiệu quả và bền vững hơn.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập145
  • Hôm nay48,529
  • Tháng hiện tại1,218,202
  • Tổng lượt truy cập88,573,272
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây