Học tập đạo đức HCM

Sản xuất vụ đông gặp khó!

Thứ năm - 25/09/2014 03:05
“Màn chào hỏi” bằng những đợt mưa, giông lốc từ cuối vụ hè thu đến nay khiến sản xuất vụ đông 2014 ở Hà Tĩnh đối mặt với muôn bề khó khăn. Thời vụ bị kéo chậm, hàng nghìn ha đất vẫn bỏ trống trong khi chính vụ gieo trỉa đang dần đi qua…

Hương Sơn là huyện có diện tích ngô vụ đông lớn nhất nhì tỉnh. Tuy vậy, địa phương này cũng là “rốn” của lũ lụt, vì vậy, vụ đông nào bà con nông dân cũng chuẩn bị tâm lý làm đi, làm lại vài lần. Có lẽ kinh nghiệm nhiều năm “trời chẳng cho ăn” nên dù thời vụ xuống giống cây trồng chủ lực đã đến, nhưng không khí sản xuất của bà con vẫn khá trầm lắng.

Bà Phan Thị Huệ (Sơn Mỹ) cho biết: “Năm ngoái, ngô lên 4-5 lá mà lũ chồng lũ, thế là mọi công của bị cuốn băng. Nhà tôi làm 4 sào, nắng ráo tranh thủ làm đất, còn gieo trỉa có khi phải sau ngày 5/10 để tránh cao điểm mưa lụt”.

Theo lịch thời vụ, trà ngô đông sớm hoàn thành gieo trỉa từ 20/8 - 10/9 (tập trung ở vùng cao lụt: Sơn Quang, Sơn Tiến, Sơn Lĩnh, Sơn Hồng), trà chính thâm canh (1.300 ha) bắt đầu từ ngày 10 - 25/9. Hiện tại, toàn huyện chỉ mới sản xuất 500/2.250 ha kế hoạch. Gần như tất cả diện tích này đều nằm ở trà sớm, còn trà thâm canh chính vụ (chiếm gần 50% diện tích) lại khó hoàn thành chỉ tiêu.

Ông Nguyễn Văn Hải - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện cho biết: “Quan điểm sản xuất của huyện là chỉ đạo bà con gieo trỉa hết diện tích. Tuy nhiên, thời tiết quá bất lợi, nhiều năm mất trắng vì mưa lũ nên bà con không dám xuống giống. Trong trường hợp thời vụ quá chậm, các diện tích còn lại chuyển sang trồng ngô lấy lá, phục vụ chăn nuôi”.

Ở Hương Khê, thời vụ không đến nỗi “căng” như Hương Sơn vì diện tích sản xuất trong khung cuối tháng 9 đến đầu tháng 10 chỉ khoảng 300 ha, phần lớn sản phẩm chính tập trung vào trà muộn (sau 20/1/2015). Tuy nhiên, thời vụ của trà ngô đầu tiên cũng đang khép lại với diện tích gieo trỉa khó đạt kế hoạch đề ra.

Ông Ngô Đăng Hồng - Chủ nhiệm HTX Dịch vụ nông nghiệp Hà Linh cho biết: “Hàng năm, chúng tôi sản xuất gần 70 ha ngô đông muộn. Thông thường, thời điểm này, bà con đã làm đất, chuẩn bị gieo trỉa nhưng do ảnh hưởng liên tiếp của 2 cơn bão, mưa lớn nên chưa làm được”.

Chẳng riêng gì ngô, rau đậu thực phẩm, khoai lang và lạc đều rơi vào khó khăn. Đến nay, khi khung thời vụ gieo trỉa lạc đã khép lại, tỷ lệ thực hiện toàn tỉnh so với kế hoạch đề ra là… 0% (183 ha kế hoạch); ngô 70/5.463 ha (1,28%). Rau, đậu thực phẩm, khoai lang, dù thời gian gieo trỉa kéo dài từ nay đến đầu tháng 11, thì việc triển khai ngay hôm nay cũng không hề dễ khi mưa liên tục gia tăng về tần suất, cường độ.

Diễn ra vào thời điểm bất lợi nhất của thời tiết, vụ đông luôn phải đối mặt với những bất trắc không lường trước. Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn, cuối tháng 9 đến đầu tháng 10 là thời điểm tập trung các đợt mưa bão. So với mọi năm, các cơn bão có cường độ mạnh, di chuyển phức tạp, không theo quy luật và có thể gây ảnh hưởng, khiến vụ đông đã khó lại càng khó hơn.

Trên thực tế, sản phẩm của vụ đông đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Không chỉ có giá trị hàng hóa cao, đây còn là nguồn thức ăn dồi dào cho đàn gia súc. Bài học đắt giá đã từng xảy ra vào những năm trước, hàng nghìn con trâu, bò bị chết đói do nguồn thức ăn khan hiếm. Ở một số địa phương, người nông dân phải bỏ ra không ít kinh phí mua thức ăn cho trâu, bò bám trụ qua vụ đông.

Năm nay, mưa nhiều vào cuối vụ hè thu và đầu vụ đông đã làm cả nguồn thức ăn khô từ rơm rạ và tươi đều khan hiếm. Điều đó đang đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc sản xuất các loại cây trồng phục vụ chăn nuôi trong vụ đông này. Khuyến cáo của ngành nông nghiệp vẫn ưu tiên các giống ngắn ngày, tận dụng các loại rau ăn lá để không làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng và hiệu quả kinh tế của bà con nông dân.

Nhiều địa phương đang đặt quyết tâm cao cho việc vượt qua điều kiện thời tiết bất lợi để sản xuất vụ đông. Như ở Thạch Hà, năm nay, mục tiêu lớn nhất là mở rộng diện tích rau, củ, quả công nghệ cao và sản xuất theo hướng an toàn VietGAP nhằm tận dụng lợi thế vùng ven đô. Ông Nguyễn Văn Thắng - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện cho biết: “Hiện tại, huyện đã giao 117 ha đất sản xuất rau, củ, quả (đạt 98,3% kế hoạch); xây dựng 32 mô hình (70 ha) sản xuất rau VietGAP. Trong điều kiện thời tiết cho phép, huyện còn sản xuất 1.000 ha khoai lang, vừa bổ sung nguồn lương thực, vừa cung cấp thức ăn cho vật nuôi mùa mưa rét”.

Nguyễn Oanh - Mai Thủy
Nguồn baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập337
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại832,238
  • Tổng lượt truy cập92,005,967
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây