Học tập đạo đức HCM

Thành công nhờ liều mình thuê đất trồng rau VietGAP

Thứ hai - 22/02/2016 22:45
Nhiều hộ dân tại khối Thuận Nghĩa, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn (Bình Định) đã bỏ ra hàng chục triệu đồng mỗi năm để thuê đất trồng rau sạch.
Với sự cần cù, chịu khó, họ đã đưa vùng đất Thuận Nghĩa trở thành nơi cung cấp rau sạch lớn và uy tín bậc nhất tại thị trường Bình Định.
Thuê đất trồng rau
Mảnh đất phù sa Thuận Nghĩa là nơi hàng trăm nông dân cần mẫn cày xới để có cái ăn, cái mặc và lo cho những đứa trẻ đến trường. Bà Huỳnh Thị Thủy (47 tuổi, trú khối Thuận Nghĩa), kể: “Tiếp nối nghề truyền thống từ ông bà để lại, người dân ở đây ít ai bỏ đất để làm ăn nơi khác mà bám đất làng để làm giàu từ nghề trồng rau. Nhà nào không có đất thì vẫn gắng bỏ hàng chục triệu đồng để thuê đất, giữ nghề”.
Theo bà Thủy, hiện nay nhiều nông dân có sức lao động nhưng không có đất thì thuê lại từ các hộ già tại làng rau Thuận Nghĩa. Riêng gia đình bà mỗi năm phải bỏ ra 13 triệu đồng thuê 3 sào đất để trồng  ngò, khổ qua, dưa leo, cải…
 
Anh Nguyễn Quốc Thành (làng rau Thuận Nghĩa)  chăm sóc ruộng rau.  Ảnh: D.T
Với diện tích 36ha, người dân vùng rau Thuận Nghĩa xuất bán 5-10 tấn rau sạch mỗi ngày ra thị trường. Từ năm 2010, người dân ở đây bắt đầu trồng rau theo phương thức VietGAP với 65 hộ dân tham gia. 
“Năm nay, giá rau tăng cao, đây là lần tăng cao nhất trong 10 năm trở lại đây nên người dân dân có lãi lớn. Đặc biệt dịp tết, không có hàng mà bán cho thương lái. Hiện tại, giá rau xà lách đạt 10.000 đồng/kg, dưa leo 7.000 đồng/kg, khổ qua 30 ngàn đồng/kg, ngò 7.000 kg…  Gia đình tôi đa số làm theo kiểu VietGAP nên giá thành cao hơn so với giá rau thường. Nhờ vậy, mỗi năm thu nhập khoảng 50 triệu đồng, đủ tiền để lo việc nhà, nuôi 2 đứa con ăn học”- bà Thủy chia sẻ.
Để có đất canh tác, mỗi năm bà Quách Thị Cúc (54 tuổi, trú khối Thuận Nghĩa) bỏ ra 20 triệu đồng để thuê 5 sào đất trồng các loại rau như ngò, hành... Bà Cúc cho hay: “Tính ra mỗi năm tôi phải bỏ ra 4 triệu đồng/sào để thuê đất, rồi tiền mua giống, phân bón… Nhiều vùng khác thì người nông dân sợ thua lỗ nhưng ở đây chúng tôi không lo lắng. Bởi lẽ, đất chủ yếu là phù sa, độ dinh dưỡng cao nên cây rau phát triển rất tốt. Vùng rau này có tiếng sạch, đảm bảo chất lượng trên thị trường nên không sợ hàng ế ẩm, vì vậy người dân mới dám liều mạng bỏ ra số tiền đó để đầu tư”.
Rau VietGAP lên ngôi
Vốn làm nghề thợ hồ thu nhập bấp bênh, hơn 1 năm nay anh Nguyễn Quốc Thành (40 tuổi, khối Thuận Nghĩa) chuyển hẳn sang nghề trồng rau, ngay từ lúc khởi điểm anh đã chọn hướng đi trồng theo kiểu VietGAP.
“Trồng rau theo kiểu VietGAP không khó nhưng đòi hỏi kỹ thuật cao và cách bón phân, thuốc sinh học sao cho hợp lý. Với 3 sào đất, mỗi năm tôi trồng 8-9 vụ cải cúc và hành. Nếu như giá cải cúc trồng theo phương thức truyền thống chỉ 3.500 đồng/bó thì rau VietGAP của tôi bán được 4.000 đồng/bó. Giá thành cao hơn, đầu ra thì có sẵn trong khi đó thời gian canh tác lại như nhau. Vì vậy, tôi nghĩ mình đang đi đúng hướng”- anh Thành chia sẻ.
 
Sơ chế rau trước khi cung cấp cho các siêu thị, chợ...   Ảnh: T.L
Để chung tay giữ gìn chất lượng sản phẩm rau sạch Thuận Nghĩa, người nông dân tại làng rau này luôn có trách nhiệm với người tiêu dùng, họ tự giám sát lẫn nhau khi sản xuất. Liều lượng, thời gian dùng thuốc, phân bón…  phải đúng chu kỳ, quy trình và đảm bảo chất lượng rau sạch.
Theo ông Quách Văn Cầu- Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Thuận Nghĩa, tại khối Thuận Nghĩa có 414 hộ dân thì có đến 366 hộ dân làm kinh tế bằng nghề trồng rau, thu nhập bình quân mỗi hộ đạt gần 50 triệu đồng/năm. Với diện tích 36ha, mỗi ngày người dân vùng rau Thuận Nghĩa xuất bán 5-10 tấn rau sạch ra thị trường. Từ năm 2010, người dân ở đây bắt đầu trồng rau theo phương thức VietGAP với 65 hộ dân tham gia.
“Thời gian canh tác như nhau nhưng giá thành rau trồng VietGAP cao gấp 30% so với giá rau trồng truyền thống. Tại làng rau có nhà sơ chế sẵn nên các loại rau VietGAP sau khi thu hoạch được đưa vào nhà sơ chế. Mỗi ngày làng rau xuất bán gần 500kg rau tại Co.opmart Quy Nhơn và thương lái khắp nơi. Điều đặc biệt, người dân ở đây luôn có ý thức giữ gìn uy tín của làng rau sạch. Nếu ai làm sai phương pháp, quy trình thì liền bị ngăn cản, nhờ vậy làng rau sạch Thuận Nghĩa luôn có chỗ đứng trên thị trường, được người tiêu dùng ưa chuộng”- ông Cầu cho biết.
 Theo danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập112
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại282,562
  • Tổng lượt truy cập92,660,226
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây