Học tập đạo đức HCM

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo chống hạn

Thứ hai - 22/02/2016 22:37
Chiều 22/2, tại Ninh Thuận, sau khi đi thị sát thực tế hạn hán ở một số xã trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi làm việc ngay với lãnh đạo 9 tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Bình Phước về tình hình hạn hán và giải pháp chống hạn, giảm thiệt hại cho người dân.
 
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thị sát hồ thủy lợi Sông Sắt lớn nhất tỉnh Ninh Thuận với mực nước đang giảm mạnh do hạn hán - Ảnh: VGP/Lê Sơn
Phát biểu tại buổi làm việc với lãnh đạo 9 tỉnh bị hạn hán trong khu vực, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu lãnh đạo các tỉnh, các cấp chính quyền, ban, ngành phải tập trung thực hiện nhiệm vụ chống hạn là ưu tiên số 1 trong thời điểm hiện nay. Đồng thời với chống hạn, không được để dân thiếu đói, thiếu nước sinh hoạt, nước sản xuất, không để xảy ra dịch bệnh do hạn hán, bảo đảm an ninh trật tự xã hội trong điều kiện thiếu thốn nguồn nước.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Lãnh đạo các địa phương cần nhận thức đầy đủ về hạn hán hiện nay; cả hệ thống chính trị phải vào cuộc để có giải pháp, vận động nhân dân thay đổi cây trồng vật nuôi. Tăng cường, cân đối, quản lý, sử dụng tài nguyên nước có hiệu quả hơn. Các địa phương có nghị quyết chuyên đề về chống hạn, có giải pháp không để dân đói, thiếu nước, bệnh tật, kịp thời hỗ trợ gạo, nhất là gia đình chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số. Có cơ chế, chính sách tài chính kịp thời để hỗ trợ nhân dân bị hạn hán. Chủ động theo dõi thời tiết kịp thời, vận hành hiệu quả các hồ chứa nước, huy động nhân dân tham gia xây dựng các công trình chứa nước, bảo đảm cuộc sống ổn định cho nhân dân. Đưa đàn gia súc đến nơi có nguồn nước nhằm bảo đảm sự phát triển ổn định.

Đặc biệt, tăng cường công tác tuyên truyền rộng rãi, mạnh mẽ hơn trong nhân dân để có được nhận thức đầy đủ về tình trạng hạn hán gay gắt hiện nay.

Xác định cơ cấu cây trồng vật nuôi trong điều kiện thiếu nước để chuyển đổi kịp thời. Chỉ đạo các địa phương có phương án chủ động ngăn ngừa không để cháy rừng trong tình hình khô hạn hiện nay. Các địa phương phải sát dân hơn nữa, cụ thể hơn nữa trong nắm bắt tình hình và đề ra các giải pháp chống hạn cho phù hợp với tình hình của địa phương mình.

Phó Thủ tướng giao các bộ, ngành như Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính bố trí ngân sách trong danh mục quy hoạch đầu tư để làm xong sớm các công trình thủy lợi ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, hạn chế thiệt hại cho nhân dân. Bộ NN&PTNT rà soát, hoàn thiện hệ thống thủy lợi và sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, hạn chế thất thoát tài nguyên nước.

Về các kiến nghị cụ thể của các địa phương, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao các bộ, ngành nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các bộ, ngành kiểm tra dự án đập dâng Tân Mỹ, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận - Ảnh: VGP/Lê Sơn
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cảnh báo, chúng ta đang đối mặt với tình trạng hạn hán gay gắt nhất trong nhiều năm qua. Cần nhìn hiện tượng này như việc xảy ra thường xuyên và ngày càng gay gắt hơn để có biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu và El-Nino, khi mà Việt Nam là một trong hai nước bị ảnh hưởng trầm trọng nhất thế giới do biến đổi khí hậu.

Không chỉ bàn các giải pháp tức thời cho năm 2016, cần đặt trong tầm nhìn rộng cho nhiều năm tới, với cách tiếp cận mới chứ không chỉ là đối phó bình thường. Bộ trưởng đề nghị các địa phương cần chỉ đạo quyết liệt hơn như rà soát lại và cân đối các hồ nước cho các lĩnh vực như công nghiệp, đô thị, nông nghiệp để sử dụng hiệu quả nguồn nước hiện có.

Phải đẩy mạnh tuyên truyền đến nhân dân biết để có biện pháp chủ động sử dụng nguồn nước cho gia đình và địa phương.

Các địa phương phải bảo đảm phương châm không để người dân nào thiếu nước sinh hoạt. Do đó, những kinh phí có liên quan đến vận chuyển nước, xây dựng các công trình chứa nước phải được xem xét ngay. Có biện pháp chuyển đổi cơ cấu vật nuôi và cây trồng, thay vì phụ thuộc nhiều vào trồng trọt thì cần nghiên cứu các ngành khác như thủy sản. “Chúng ta dừng sản xuất nông nghiệp, tôi không biết người dân tới đây lấy gì để sống”, Bộ trưởng Phát trăn trở.

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, tình hình hạn hán hiện nay ở các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên là một hình thái khác của ảnh hưởng El-Nino đối với khu vực này. Tình trạng này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, sản xuất của người dân nơi đây, đòi hỏi các cấp, các ngành phải có giải pháp cấp bách, kịp thời để giảm thiểu tác động đến đời sống nhân dân.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm hỏi, kiểm tra công tác cấp nước sinh hoạt cho người dân tại thôn Khánh Tân, xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.  Ảnh: VGP/Lê Sơn
Tình trạng hạn hán đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ngay từ vụ Đông Xuân ở các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận và Khánh Hòa (Bình Thuận đang là địa phương bị ảnh hưởng nặng nhất trong khu vực). Ở vụ Hè Thu, hạn hán có thể xảy ra trên diện rộng do lượng nước trữ tại các hồ chứa đã cung cấp phần lớn cho cây trồng vụ Đông Xuân ở hầu hết các tỉnh trong khu vực.

Vụ Đông Xuân tỉnh Bình Thuận đã có 15.423 ha lúa (chiếm hơn 40% diện tích lúa trong điều kiện bình thường) phải dừng sản xuất do không đủ nước tưới; Khánh Hòa có tổng diện tích dừng sản xuất khoảng gần 10.000 ha; Ninh Thuận phải dừng sản xuất 5.775 ha, diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng là 1.031 ha. Dự kiến, diện tích dừng sản xuất ở vụ Hè Thu hơn 10.000 ha.

Tại khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, mùa khô sẽ tiếp tục đến hết tháng 4/2016. Hiện các hồ chứa thủy lợi đang có dung tích trữ thấp hơn thiết kế, đạt từ 50-60%, nhiều hồ thấp hơn cùng kỳ năm 2015. Đa số hồ chứa nhỏ không đủ cung cấp cho giai đoạn cuối vụ Đông Xuân. Ở khu vực này, khả năng hạn hán sẽ xảy ra ở những vùng hồ chứa nhỏ phụ trách và vùng ngoài công trình thủy lợi phục vụ tưới (có diện tích tương đối lớn).

Bộ NN&PTNT cho biết, để ứng phó với tác động của hạn hán năm 2015-2016, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, các bộ, ngành và địa phương đã có nhiều chỉ đạo và triển khai công tác phòng, chống hạn hán như: Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn; Công điện số 32/CĐ-TW ngày 12/10/2015 về tăng cường các biện pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn năm 2016 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai; Chỉ thị số 8718/CT-BNN-TCTL ngày 23/10/2015 của Bộ NN&PTNT về việc tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn năm 2016, đối phó với ảnh hưởng của hiện tượng El Nino.

Về các giải pháp cấp bách trong thời gian tới, Bộ NN&PTNT nhấn mạnh: Cần rà soát cập nhật cân đối nguồn nước, tiếp tục kiểm tra, tổng hợp cụ thể nguồn nước các hồ chứa, căn cứ thông tin dự báo khí tượng, thủy văn để xây dựng kế hoạch sử dụng nước hợp lý, phù hợp với khả năng nguồn nước; trong đó, ưu tiên nước cho sinh hoạt, nước uống cho gia súc, tưới cho cây trồng lâu năm có giá trị kinh tế cao và các khu công nghiệp khi hạn hán xảy ra; trong kế hoạch sử dụng nước, cần xác định thứ tự ưu tiên cấp nước tưới cho sinh hoạt, chăn nuôi, các loại cây trồng, thực hiện rút ngắn thời gian các đợt tưới, tưới luân phiên; tăng cường các biện pháp sử dụng nước tiết kiệm; hướng dẫn nhân dân sử dụng giống và bố trí lịch gieo cụ thể trên từng vùng; sử dụng giống ngắn ngày, bố trí nhóm giống cùng thời gian sinh trưởng để thuận tiện cho việc cung cấp nước tưới; đảm bảo sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả; thực hiện các biện pháp tăng cường tích trữ nước trong các hồ chứa trên cơ sở theo dõi chặt chẽ diễn biến khí tượng, thủy văn; xây dựng kế hoạch tích nước và điều tiết nước các hồ chứa thủy điện; đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng các công trình thủy lợi, đặc biệt là hoàn thiện hệ thống kênh mương ở các vùng có nguy cơ xảy ra hạn hán...
Theo chinhphu.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập338
  • Hôm nay32,012
  • Tháng hiện tại210,579
  • Tổng lượt truy cập90,273,972
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây