Học tập đạo đức HCM

Thiếu vốn xây hầm biogas

Thứ ba - 14/10/2014 00:06
Những năm gần đây, hoạt động chăn nuôi của xã Nghĩa An, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định ngày càng khởi sắc.

 

Thiếu vốn xây hầm biogas
Xử lý chất thải chăn nuôi là bài toán nan giải ở Nam Định

LTS: Để nhân rộng các mô hình nghiên cứu, chuyển giao công nghệ SX nông nghiệp hướng tới giảm thiểu phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu; sử dụng hiệu quả phế phụ phẩm nông nghiệp…, NNVN phối hợp với BQL Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (Bộ NN-PTNT) mở Chuyên mục “Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp”, phản ánh thực trạng quản lý, sử dụng và ảnh hưởng chất thải chăn nuôi nhằm thay đổi nhận thức của nhân dân...

Những năm gần đây, hoạt động chăn nuôi của xã Nghĩa An, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định ngày càng khởi sắc. Nhiều gia trại xuất hiện, nhưng do thiếu vốn xây dựng công trình xử lý chất thải, đặc biệt là hầm biogas đã đẩy tình trạng ô nhiễm môi trường của địa phương này ngày càng tăng lên.

Theo bà Nguyễn Thị Nghê, Chủ tịch Hội Nông dân xã Nghĩa An, hiện tại xã có khoảng 200 hộ nuôi lợn với quy mô từ 1 - 5 nái, trong đó có hàng chục gia trại quy mô từ 30 con trở lên.

Theo số liệu thống kê vào đầu năm 2014, tổng số đàn lợn của địa phương khoảng gần 2.000 con. Bên cạnh đó còn có gần 10 trang trại nuôi gà, vịt quy mô từ 500 - 1.000 con. Trâu, bò được nuôi rải rác trong từng xóm với quy mô lớn nhất 5 con/hộ.

Từ những số liệu trên có thể thấy, hoạt động chăn nuôi của địa phương này khá sôi nổi. Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Nhự, Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa An lại cho rằng, công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng.

Cụ thể, toàn xã chỉ có 5 trang trại xây dựng hầm biogas. Còn lại dùng phương pháp ủ phân vi sinh hoặc bán lại cho các chủ ao, hồ để làm thức ăn cho cá.

Hầu hết nước thải từ chuồng trại chăn nuôi thải ra môi trường đều chưa qua xử lý. Điều đáng nói, các hộ chăn nuôi, đặc biệt là các gia trại nằm xen kẽ trong khu dân cư, do vậy ảnh hưởng của ô nhiễm không khí bốc lên từ phân lợn, gà gây phiền toái cho không ít người.

Với một trang trại quy mô từ 30 con trở lên, mỗi ngày lượng phân thải ra là khá lớn. Do chưa có hầm biogas, các hộ chăn nuôi thường hót phân vào các thùng thể tích 20 lít rồi đậy kín nắp lại. Hằng ngày, chủ ao, hồ, đập sẽ đến mua và chở về để nuôi cá.

“Qua tìm hiểu tôi được biết, phương thức xử lý chất thải bằng hầm biogas rất hiệu quả. Nguồn thải ra môi trường (sau khi được xử lý) giảm được 80 - 90% mùi và có thể sử dụng để tưới rau, bón lúa rất hiệu quả chứ không như phân tươi. Từ đầu năm 2014 đến nay, xã đã tích cực vận động bà con đăng ký xây dựng hầm biogas để tranh thủ nguồn hỗ trợ 3 triệu đồng/hầm của Nhà nước”, ông Nguyễn Văn Nhự cho biết.

Bà Nghê chia sẻ: "Hội Nông dân xã Nghĩa An đang xúc tiến để thành lập Hội những người nuôi lợn của xã. Vấn đề xây hầm biogas để giảm bớt ô nhiễm do chăn nuôi luôn được nhắc tới trong những buổi thảo luận. Thực tế phải có ít nhất 15 hộ rất muốn xây nhưng thiếu kinh phí do mấy năm gần đây giá cả lợn, gà xuống thấp, chủ gia trại không có lãi hoặc lãi rất thấp".

Ngồi tiếp chuyện với chúng tôi, bà Bùi Thị Hà, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Nghĩa An tâm sự: “Gia đình tôi lúc nào cũng nuôi từ 30 đầu lợn trở lên nhưng chưa có hệ thống xử lý chất thải, phân được tích tụ luôn ở trong chuồng vài ngày mới được vệ sinh nên không thể tránh khỏi ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Thỉnh thoảng mọi người vẫn ca thán về hiện tượng bốc mùi hôi thối của chuồng trại của gia đình. Là cán bộ xã nên mình cảm thấy ái ngại. Tôi cũng muốn đăng ký xây dựng hầm biogas để nhận được hỗ trợ của nhà nước, nhưng chưa biết phải làm thủ tục thế nào”.

Nói về hoạt động chăn nuôi gây ô nhiễm ở địa phương ảnh hưởng đến cuộc sống, ông Lại Văn Trường, xóm trưởng xóm 9, xã Nghĩa An có thể liệt kê nhiều gia trại quy mô 50 lợn trở lên chưa có hầm biogas như hộ ông Lại Văn Liên, Đỗ Văn Máy, Hoàng Văn Cự, Đỗ Văn Đoan, Hoàng Văn Tái…

“Nhân dân xóm 9 chúng tôi cảm thấy khó chịu vì hoạt động chăn nuôi tàn phá môi trường này lắm, kênh mương gần đó nước đen kịt, lãnh đạo thôn đến thuyết phục họ tìm giải pháp khắc phục thì họ bảo là bí tiền”. Ông Trường khẳng định, trong những năm tới cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền để các hộ chăn nuôi có ý thức bảo vệ môi trường.

Theo Nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập309
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm302
  • Hôm nay59,503
  • Tháng hiện tại59,503
  • Tổng lượt truy cập84,966,539
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây