Học tập đạo đức HCM

Thời tiết bất thường đề phòng dịch bệnh cho lúa

Thứ tư - 27/12/2017 04:49
Lúa tại các tỉnh ĐBSCL đang bị nhiễm rầy nâu và một số dịch bệnh khác. Nguyên nhân được xác định do thời tiết diến biến bất thường. Nếu không có kế hoạch phòng trừ kịp thời rầy nâu và dịch bệnh sẽ tiếp tục phát triển mạnh, ảnh hưởng trực tiếp đến năng xuất và chất lượng.

Bạc Liêu đã có gần 20.000 ha nhiễm rầy

Báo cáo chính thức của Sở NNPT-NT tỉnh Bạc Liêu hiện tỉnh này có đến trên 19.400ha lúa bị nhiễm rầy nâu. Ngoài ra, có 9.212ha lúa bị bệnh cháy bìa lá, tỷ lệ bệnh từ 20 - 40%; 3.700ha lúa nhiễm bệnh đạo ôn cổ bông, tỷ lệ từ 5 - 10%; 2.700ha lúa nhiễm bệnh đốm sọc vi khuẩn, tỷ lệ bệnh từ 20 - 40%.

ray
Lúa đang bị nhiễm rầy nâu và một số dịch bệnh khác

Trước tình hình trên, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV) tỉnh kết hợp với các công ty, doanh nghiệp tổ chức 26 cuộc hội thảo phòng trừ rầy nâu và các loại sâu bệnh cho gần 1.000 nông dân. Bên cạnh đó, chỉ đạo Trạm TT&BVTV các huyện, thị, thành phố hướng dẫn nông dân kịp thời phòng trừ khi bệnh phát sinh.

Ngành chức năng lo ngại nhất là bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá (VL-LXL), lan truyền gián tiếp thông qua rầy nâu. Thời gian qua, đã có 76ha lúa bị nhiễm bệnh VL-LXL, tập trung ở huyện Hồng Dân, Vĩnh Lợi…, mức độ thiệt hại 10 - 15%. Ngành chức năng đã vận động nông dân xử lý triệt để, nhất là tiêu diệt rầy nâu để đối tượng này không mang mầm bệnh lây lan và phát tán trong thời gian tới.

Hiện nay, Chi cục TTBVTV tỉnh đã phân công cán bộ kỹ thuật bám sát địa bàn; vận động nông dân thường xuyên thăm đồng để kịp thời phát hiện rầy nâu và ra quân phòng trừ triệt để theo phương pháp “4 đúng”.

Kỹ sư Trần Văn Na, Chi cục trưởng Chi cục TTBVTV tỉnh khuyến cáo: “Bà con cần thường xuyên thăm đồng để kịp thời phát hiện rầy nâu. Vì nếu rầy mang mầm bệnh VL-LXL sẽ ảnh hưởng đến năng suất cuối vụ. Sau khi thu hoạch lúa, bà con cần xuống giống lúa đông xuân (vụ 2017 - 2018) theo đúng lịch thời vụ của ngành Nông nghiệp tỉnh ban hành. Nếu xuống giống đúng lịch thời vụ sẽ né được rầy nâu và hạn chế xâm nhập mặn ở cuối vụ.

Khuyến cáo một số bệnh và cách phòng trừ

Để trừ ốc bươu vàng hại lúa, sử dụng Honeycin 6G (5 - 6kg/ha), rải trên ruộng lúa xăm xắp nước 3 - 5cm khi ốc xuất hiện. Hoặc rút nước cho ốc tập trung theo rãnh, rồi rải thuốc diệt ốc.

+ Đối với diện tích gieo sạ mới, sử dụng Thuốc trừ cỏ Rainbow 410SE với cơ chế “Diệt mầm 2 lớp”, mạnh mẽ hơn diệt cỏ chưa mọc mầm và đã mọc mầm. Sử dụng 1 cặp Rainbow 410SE (gồm Rainbow 125ml + Chất an toàn Fenclorim 50ml) cho 1.000m2 , trừ hiệu quả cỏ dại trong ruộng lúa ở giai đoạn 0 - 3 ngày sau sạ. Với phổ diệt cỏ rộng, diệt cả 3 nhóm cỏ: hòa bản, chác lác, lá rộng, an toàn cho mầm lúa.

+ Sử dụng Clincher 200EC với hoạt chất Cyhalofop – buty 20% w/w do Dow AgroSciences B.V sản xuất để phòng trừ cỏ đuôi phụng, cỏ lồng vực trên lúa (giai đoạn 5 - 12 ngày sau sạ) với liều khuyến cáo 0,5 - 0,7 lít thuốc/ha, pha 50 - 70ml/bình máy 25 lít.

Để trừ cỏ đuôi phụng (giai đoạn 12 - 18 ngày sau sạ): Liều khuyến cáo 0,7 lít thuốc/ha, pha 70ml/bình máy 25 lít. Với lượng nước phun: 400 lít/ha.

+ Để phòng trừ rầy nâu gây hại mạnh và phát sinh trên diện rộng, sử dụng Applaud 25WP - Giải pháp trừ rầy nâu (môi giới truyền bệnh Vàng lùn – lùn xoắn lá) hiệu quả, sử dụng với liều lượng 700g/ha. Hoặc sử dụng Wellof 3GR (12 - 15kg/ha), rải đều trên ruộng lúa, khi rầy ở tuổi 1, 2.

+ Đối với sâu cuốn lá nhỏ phun ở ngưỡng phòng trừ sử dụng Opulent 150SC (6ml/bình 16 lít, phun 2,5 - 3 bình/1.000 m2) hoặc Wellof 330EC (0,8 - 1 lít/ha, pha 40 - 50ml/bình 16 lít nước).

+ Để trừ sâu đục thân hại lúa, sử dụng Nurelle D 25/2.5EC (1 - 1,5 lít/ha), phun sau khi bướm nở rộ 5 - 7 ngày.

+ Bệnh đạo ôn trên lúa (đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông) đang có xu hướng gia tăng mạnh. Để phòng trừ hiệu quả, sử dụng thuốc đặc trị BEAM 75WP – ”Cắt ngay cháy lá” (250g/ha) phun khi vết bệnh chớm xuất hiện.

+ Sử dụng Aviso 350SC (0,35 lít/ha, 14ml thuốc/bình 16 lít nước) để phòng trừ bệnh lem lép hạt. Phun ở giai đoạn trước trổ và sau khi lúa trổ đều.

+ Phối hợp BEAM 75WP (250g/ha) + Bonny 4SL (500ml/ha) + Aviso 350SC (0,35 lít/ha) để phòng trừ hiệu quả bệnh đạo ôn, bạc lá do vi khuẩn và lem lép hạt cùng lúc tấn công cây lúa. Phun ở giai đoạn trước trổ và sau khi lúa trổ đều.

+ Sử dụng Pulsor 23DC (0,22 - 0,33 lít/ha), Catcat 250EC, Vali 5SL phun khi bệnh vết bệnh khô vằn (trên lúa, ngô) lúc mới xuất hiện.

Hoàng Huy/ Người tiêu dùng

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập297
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại276,425
  • Tổng lượt truy cập92,654,089
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây