Học tập đạo đức HCM

Thức ăn chăn nuôi nhập khẩu kém chất lượng:Truy đến cùng trách nhiệm nhà sản xuất

Thứ hai - 30/03/2015 09:42
Ông Nguyễn Xuân Dương - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT), cho PV Dân Việt biết như vậy sau khi Cục này cảnh báo một số lô hàng thức ăn chăn nuôi (TACN) nhập khẩu của Ấn Độ, Trung Quốc kém chất lượng, buộc phải tái xuất.

Ông Dương cho biết: Thời gian gần đây, thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ NNPTNT và các quy định mới nhất triển khai kiểm tra 100% các lô hàng TACN nhập khẩu nên chúng tôi mới phát hiện tình trạng TACN kém chất lượng. Qua kiểm tra, chất lượng TACN đã không đúng như công bố, doanh nghiệp đưa ra hàm lượng trên bao bì một số chất dinh dưỡng lên tới 90% nhưng thực tế chỉ có dưới 6% hoặc thậm chí là không hề có % chất dinh dưỡng nào.

Tiêu thụ thức ăn chăn nuôi tại một điểm đại lý ở Bắc Giang. 

Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, nhập khẩu TACN kém chất lượng này sẽ bị ảnh hưởng tới uy tín và từ đó sẽ mất khách hàng, gây thiệt hại cho công ty. Còn người chăn nuôi, khi mua TACN này về sử dụng sẽ không đem lại hiệu quả tăng trưởng cho lợn, gà, ảnh hưởng tới chất lượng trứng, sữa, gây thiệt hại cho người dân. 
 

Được biết, các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm TACN và nguyên liệu TACN kém chất lượng này chủ yếu là đơn vị trung gian, không phải là nhà sản xuất, chúng ta sẽ xử lý ra sao về vấn đề này?

- Đúng là sau khi kiểm tra và phát hiện ra TACN nhập khẩu kém chất lượng, các nhà cung cấp nguyên liệu này đã có tình trạng lẩn tránh trách nhiệm. Trong trường hợp này, thường phần thiệt rơi vào doanh nghiệp nhập khẩu trong nước. Tuy nhiên, chúng tôi đã tiếp tục thực hiện truy xuất nguồn gốc và yêu cầu các nhà cung cấp phải giải thích, có biện pháp khắc phục vấn đề này.

Lúc đầu, các nhà cung cấp cũng tìm cách “vòng vo” nhưng chúng tôi đã gửi đi thông báo, nếu không thực hiện đúng quy định sẽ phải thông báo tạm dừng nhập khẩu các sản phẩm TACN của họ. Do đó, mới đây, nhà cung cấp phía Ấn Độ đã sang làm việc với Cục Chăn nuôi, còn nhà cung cấp của Trung Quốc thì vẫn chưa xuất hiện. Họ đã công nhận sản phẩm kém chất lượng là của họ.

Biện pháp xử lý với các đơn vị cung cấp TACN kém chất lượng như thế nào?

Quan điểm
Ông Nguyễn Xuân Dương
Các doanh nghiệp nhập khẩu cần cân nhắc kỹ trước khi nhập khẩu. Phải xem hàng hóa có trong danh mục chưa; hàng  xuất xứ từ đâu; cố gắng đàm phán tìm bằng được nguồn gốc xuất xứ; hạn chế đối tác trung gian bởi có khi chính khâu trung gian đưa hàng giả vào...
- Theo quy định của luật thương mại quốc tế, cái quan trọng nhất là phải công bố sản phẩm của họ tới tất cả các doanh nghiệp Việt Nam và trên toàn thế giới. Như vậy, nhà sản xuất sẽ mất uy tín đối với sản phẩm của họ, và sẽ không bán được sản phẩm nữa. Ngoài ra, chúng tôi phải trao đổi với tham tán thương mại của ta ở nước sở tại đó để có biện pháp khắc phục. Trong trường hợp họ cố tình không khắc phục thì người nhập khẩu sẽ phải chịu thiệt. Đây là tranh chấp thương mại, nếu thiệt hại lớn thì phải đưa ra trọng tài quốc tế. Nếu nhà nhập khẩu với nhà cung cấp không giải quyết được những tranh chấp khi giao thương này, gây thiệt hại lớn, cần có đủ chứng cứ để đưa ra trọng tài quốc tế.

Cục Chăn nuôi đang mở đợt cao điểm tăng cường kiểm tra chất lượng TACN, ông có thể đánh giá về tình hình TACN hiện nay?

- Hiện nay, tình trạng lạm dụng kháng sinh, chất cấm trong ngành TACN có chiều hướng gia tăng. Việc lạm dụng, sử dụng trong quá trình chăn nuôi cũng nhiều hơn. Qua kiểm tra, các cơ quan chức năng cũng đã phát hiện một số doanh nghiệp, cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ, cơ sở buôn bán TACN bổ sung có lạm dụng chất cấm, trong đó chủ yếu là nhóm Salbutamol. Chỉ riêng kiểm tra chất lượng TACN nhập khẩu đã phát hiện lô hàng có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc, Ấn Độ có hàm lượng rất thấp so với công bố.

Theo tôi, nguyên nhân chính là thời gian qua giá cả sản phẩm chăn nuôi ở mức cao nên mới có sự lạm dụng chất cấm trong thời điểm này với mục đích tăng trọng sản phẩm chăn nuôi thật nhanh để kiếm lời. Trong khi đó, một số địa phương không vào cuộc quyết liệt, tuyên truyền mạnh tác hại của chất cấm. Vừa qua, Bộ trưởng Bộ NNPTNT đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

Xin cảm ơn ông!

Theo danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập319
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm316
  • Hôm nay34,085
  • Tháng hiện tại212,652
  • Tổng lượt truy cập90,276,045
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây