Học tập đạo đức HCM

Tìm hiểu về tôm nuôi bị stress

Thứ sáu - 30/08/2013 05:16
Stress là trạng thái mệt mỏi căng thẳng khi tôm phải đương đầu với những điều kiện sống khắc nghiệt như nhiệt độ nước tăng giảm bất thường, hàm lượng oxy giảm thấp, khí độc tăng cao và độ mặn thay đổi đột ngột.

 

+ Nhiệt độ nước tăng giảm bất thường khi nắng nóng kéo dài làm thức ăn trôi qua ruột nhanh nên tiêu hóa không hoàn toàn, vi khuẩn phát triển mạnh, tôm dễ nhiễm nhuẫn. Mùa lạnh hay mùa mưa bão tôm giảm hoặc bỏ ăn, thức ăn thừa gây ô nhiễm, virus phát triển mạnh, tôm dễ bị đốm trắng.

+ Oxy hòa tan giảm thấp và môi trường ô nhiễm khi đáy ao ô nhiễm do tảo chết, thừa thức ăn gây sụt giảm oxy trong nước và hàm lượng khí độc tăng cao, mật độ nuôi cao, tảo quá đậm gây thiếu oxy về đêm và gần sáng, sử dụng hóa chất tiêu tốn nhiều oxy.

+ Độ mặn thay đổi đột ngột khi chuyển từ trại giống sang ao nuôi, mưa lớn, thay nước, nắng nóng kéo dài.

Khi tôm stress, trao đổi chất bị rối loạn dẫn đến mất khoáng, giảm hấp thu dưỡng chất, bơi lội kém, giảm bắt mồi, lớn chậm, giảm sức đề kháng, dễ nhiễm bệnh.


Kiểm tra tôm nuôi

Cách phát hiện tôm đang bị stress: Thấy giảm ăn, màu bất thường như hồng nhạt, tím nhạt hoặc sậm màu hơn, dễ cong thân, đục cơ khi nhấc nhá lúc trời nắng nóng.

Cách giúp tôm vượt qua stress: Chủ động giảm thiểu tác hại của các nguyên nhân gây ra stress và cho tôm ăn một cách có hiệu quả; Ao đang có tôm cần chọn thuốc sát trùng có độ an toàn cao, bỏ suất ăn kế tiếp sau khi sát trùng nước; Nắng nóng kéo dài cần kiềm chế lượng thức ăn để tránh phân sống gây ô nhiễm nước và tôm dễ bị phân trắng; Cung cấp đủ quạt nước đảm bảo oxy ở vùng rìa chất thải tối thiểu 3ppm.

Thường xuyên sử dụng Vitamin C đặc biệt vào mùa lạnh và nắng nóng nhằm giúp tôm tăng sức đề kháng. Định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học xử lý nước và trộn vào thức ăn cho tôm ăn.
 

Theo NNVN


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập388
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại227,670
  • Tổng lượt truy cập90,291,063
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây