Học tập đạo đức HCM

Tín hiệu vui từ nông sản được kiểm soát an toàn thực phẩm

Thứ ba - 17/04/2018 04:25
Sau hơn 1 năm thực hiện chủ trương kiểm soát an toàn thực phẩm “từ trang trại đến bàn ăn” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), trên tất cả công đoạn từ sản xuất ban đầu đến sơ chế, chế biến và phân phối trên thị trường, TP Cần Thơ đã xây dựng được 12 mô hình chuỗi sản xuất và xác nhận sản phẩm an toàn cho 50 sản phẩm.

 


Hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH MTV Phạm Nghĩa T&N. Ảnh: NAM HƯƠNG

Hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH MTV Phạm Nghĩa T&N. Ảnh: NAM HƯƠNG

 

 

Công ty TNHH MTV Phạm Nghĩa T&N là đơn vị đầu tiên được Sở NN&PTNT TP Cần Thơ xác nhận thực hiện chuỗi cung ứng sản phẩm sạch. Đây cũng là đơn vị có số lượng sản phẩm nhiều nhất tham gia chuỗi giá trị hàng nông sản của thành phố: với 10 sản phẩm từ cá thát lát; trong đó có những sản phẩm chủ lực như: thát lát tươi sống, thát lát rút xương, thát lát cắt khúc, thát lát tẩm ướp gia vị, chả cá thát lát, thát lát rút xương Kim Sa nhân trứng muối. Hiện nay, sản phẩm của công ty không những được phân phối ở hệ thống siêu thị khắp cả nước, mà còn xuất khẩu sang: Nhật Bản, Úc và Hà Lan. Ông Phạm Trọng Nghĩa, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Phạm Nghĩa T&N, cho biết: “Công ty luôn quan tâm đến chất lượng từng sản phẩm. Ngoài việc tạo cho người tiêu dùng yên tâm về sức khỏe, yên tâm về chất lượng, công ty tìm tòi để sản xuất thêm những sản phẩm mới, mang hương vị đặc trưng đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường”.

Chả cá thát lát Bảy Bon (chả lá thát lát rút xương và chả cá thát lát muối sả…) của ông Lý Văn Bon ở Cồn Sơn, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy được làm từ nguyên liệu cá thát lát cườm do ông tự nuôi cũng là thương hiệu khá nổi tiếng. Mỗi ngày, cơ sở của ông cung cấp hàng trăm ký chả cá thành phẩm ra thị trường. Gần đây, ông Bon còn phát triển thêm du lịch sinh thái. Trong bè, ông thả nuôi thêm các loại cá đặc sản như: cá hô, cá cóc, cá chạch lấu, tôm càng xanh, cá chép Koi, đồng thời ông huấn luyện đàn cá để du khách đến tham quan và cho cá bú bình. Không những vậy, ông còn sở hữu đàn cá hồng vĩ rất đẹp và lạ mắt. “Kết hợp làm du lịch và nuôi cá rất có lợi, nhất là quảng bá được sản phẩm của mình. Du khách đến tham quan cơ sở, thấy thực tế môi trường mình nuôi, nên ngoài sản phẩm bán được từ ngành du lịch, mình còn thu được tiền khách tham quan từ các hãng lữ hành, trung bình mỗi tháng mười mấy triệu đồng, vào mùa hè có tháng cũng được 30 triệu đồng” - ông Bon nói.        

Trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và chế biến gạo xuất khẩu, thương hiệu gạo sạch của Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An từ lâu đã rất nổi tiếng. Các thương hiệu gạo của công ty đều nằm trong chuỗi giá trị hàng nông sản của thành phố, gồm: gạo thơm Jasmine, gạo thơm Lài Sữa, gạo thơm Hương Lài, gạo thơm Việt Đài, gạo thơm Trắng Tép, gạo lức Tím Than,… không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, mà còn xuất khẩu sang nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, như: Hồng Công, Đài Loan, Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines, Thụy Sĩ, Đức, Ý,… Ông Phạm Thái Bình, Giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An, cho biết: “Gạo xuất ra thị trường đều nằm trong vùng nguyên liệu công ty kiểm soát chất lượng. Công ty cung cấp nông dân giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Bởi, nếu chúng ta không làm đúng theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt, sẽ không thể đảm bảo dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm”.

TP Cần Thơ đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Để đáp ứng được yêu cầu này, phát triển chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp được coi là chìa khóa cho sự thành công. Ông Nguyễn Ngọc Hè, Giám đốc Sở NN&PTNT TP Cần Thơ, cho biết: “Đến nay, thành phố đã xác nhận sản phẩm an toàn cho 50 sản phẩm. Thành phố đã hỗ trợ xây dựng, quảng bá hình ảnh, thương hiệu, liên kết sản xuất, tiêu thụ cho các sản phẩm được xác nhận sản phẩm an toàn. Qua đó, 100% sản phẩm đều được ký kết các hợp đồng phân phối với các đại lý, cửa hàng và các siêu thị trên toàn quốc để đến tay người tiêu dùng”.

QUỐC TRẤN/baocantho.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập913
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại786,939
  • Tổng lượt truy cập93,164,603
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây