Học tập đạo đức HCM

Tổ vay vốn - “Cánh tay nối dài” của ngân hàng

Thứ hai - 05/02/2018 21:26
Dễ dàng tiếp cận khách hàng, hỗ trợ xác minh dự án đầu tư và đôn đốc thu lãi hàng tháng… là công việc thường xuyên của tổ vay vốn ở các địa phương, được ví như “cánh tay nối dài” của ngân hàng.

Nắm rõ tài sản, việc làm ăn của từng người dân

Đưa chúng tôi đi tham quan con đường vừa được trải bê tông phẳng lỳ kéo dài vào từng ngõ của xóm 11 xã Hải Phúc, huyện Hải Hậu (Nam Định), ông Tạ Duy Hiền – Tổ trưởng Tổ vay vốn xóm 11 phấn khởi cho biết: Kể từ khi chính sách cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank) nới rộng ra với các khoản vay tín chấp lên tới 100 triệu đồng cho các hộ dân, nhiều hộ đã có vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, thoát nghèo, từ đó góp phần đóng góp xây dựng nông thôn mới của địa phương.

 to vay von - “canh tay noi dai” cua ngan hang hinh anh 1

Người dân dễ dàng tiếp cận và được giải ngân dù là những món vay nhỏ nhất. Ảnh: P.L

"Chúng tôi hiện quản lý hơn 61.000 khách hàng nhưng chỉ có 200 cán bộ, nếu không có tổ vay vốn thì không tài nào quản lý và tiếp cận hết được tới các khách hàng cũ chứ chưa nói tới phát triển khách hàng mới”.

Ông Phạm Văn Hướng

“Vừa qua, xã đã xây dựng 1.500km đường bê tông và kiên cố hóa kênh mương, trong đó toàn bộ kinh phí là do người dân đóng góp” - ông Hiền cho biết.

Chỉ tay vào một căn nhà 2 tầng vừa mới hoàn thiện, ông Hiền cho biết, đây là nhà của ông Phạm Văn Biên và bà Nguyễn Thị Vân (59 tuổi), một trong những hộ nghèo khó nhất xóm. Tuy nhiên, nhờ có khoản vay ban đầu 50 triệu, sau tăng lên 100 triệu từ Agribank, ông Biên đã mua lại chiếc máy cày cũ để vừa canh tác 8 mẫu ruộng đồng chiêm trũng đấu thầu của xã vừa cày dịch vụ cho các hộ dân trong thôn. Đến nay, gia đình ông Biên không những đã xin ra khỏi hộ nghèo mà còn có “bát ăn, bát để”, xây dựng được căn nhà 2 tầng và đầu tư vốn cho 3 người con làm ăn.

Là Tổ trưởng Tổ vay vốn lớn nhất xã với khoảng 80 người vay, dư nợ khoảng 35 tỷ đồng, anh Lê Xuân Trường ở xã Yên Bằng, huyện Ý Yên (Nam Định) cho biết: “Tôi bắt đầu vay Agribank từ những khoản vay 60 triệu, nhưng đến nay đã được vay tới 1,5 tỷ nên tôi rất hiểu phải sử dụng sao cho hiệu quả vốn vay… Cán bộ ngân hàng chỉ cần hỏi bất cứ hộ nào ở trong thôn, làm ăn có hiệu quả không, tài sản có những gì, thậm chí cái tivi để ở góc nào tôi cũng biết. Bởi trước đây tôi có hơn 10 năm làm trưởng thôn, thường xuyên tham gia tổng điều tra dân số và nhà ở nên tôi nắm rất rõ”.

Cũng nhờ những tổ trưởng như anh Trường nên các khoản Agribank cho vay qua hình thức tổ vay vốn đem lại hiệu quả cao, nhiều địa phương hầu như không có nợ xấu, người dân bán được nông sản có giá trị là đem tiền tới trả cho ngân hàng, nhiều hộ đã thoát nghèo, có vốn tiết kiệm còn gửi tiền vào ngân hàng.

Vốn ngân hàng góp phần xây dựng nông thôn mới

 to vay von - “canh tay noi dai” cua ngan hang hinh anh 2

Là địa phương triển khai thí điểm huyện nông thôn mới đầu tiên của cả nước, ông Bùi Minh Khước - Chủ tịch Hội Nông dân xã Hải Phúc, huyện Hải Hậu (Nam Định) chia sẻ: “Trước đây, khi triển khai huyện nông thôn mới, tiêu chí đáng lo nhất của nhiều địa phương là thu nhập vì đời sống của nhiều hộ dân vẫn còn khó khăn. Năm 2013, bình quân thu nhập chỉ đạt 29 triệu/người/năm, nhưng đến nay đã tăng lên 35 triệu và xã đang tiếp tục phấn đấu tăng lên 40 triệu vào năm 2018. Có được kết quả này, vai trò của ngân hàng đầu tư vốn cho người dân là không hề nhỏ”.

Theo ông Khước, nghị quyết của xã đẩy mạnh tuyên truyền mở rộng ngành nghề sản xuất kinh doanh, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng… nên có nhiều hộ đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng, đầu tư nuôi trồng thủy sản cho thu nhập gấp nhiều lần cấy lúa. Năm 2017, có nhiều hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thu nhập hàng tỷ đồng.

Ông Phạm Văn Hướng - Giám đốc Agribank chi nhánh Nam Định cho biết,  Hải Hậu là huyện điểm đầu tiên cả nước về nông thôn mới, nên nhìn lại quá trình đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Agribank, có thể thấy thành công của phong trào có vai trò không nhỏ của ngân hàng, trong đó đầu tư lớn nhất cho khu vực này là Agribank.“Chúng tôi không từ chối món vay nào kể cả nhỏ nhất, đến bây giờ vẫn có người chỉ vay 5 triệu đồng nhưng ngân hàng vẫn giải ngân bình thường” - ông Hướng nói. 

Nói về vai trò của tổ vay vốn, ông Hướng chia sẻ: “Trong điều kiện cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng khốc liệt thì tổ vay vốn có ý nghĩa rất lớn đối với Agribank. Tổ vay vốn như “cánh tay nối dài” của Agribank tới người dân. Chúng tôi quản lý hơn 61.000 khách hàng nhưng chỉ có 200 cán bộ, nếu không có tổ vay vốn thì không tài nào quản lý và tiếp cận hết được các khách hàng cũ chứ chưa nói tới phát triển khách hàng mới”.

Theo ông Hướng, nếu trước đây khách hàng muốn vay vốn phải đi xa và tìm tới cán bộ ngân hàng thì với Agribank, người dân chỉ cần tìm đến tổ trưởng tổ vay vốn sẽ thuận tiện hơn rất nhiều. Sau khi tổ trưởng tổ vay vốn hướng dẫn làm thủ tục hồ sơ trong vòng 1 ngày và gửi ngân hàng thì chỉ mất thêm 1 ngày hôm sau cầm chứng minh thư lên ngân hàng là sẽ được hoàn thiện thủ tục để giải ngân luôn. Về phía ngân hàng, nhờ có tổ trưởng tổ vay vốn thẩm định, sau đó trình lên chính quyền địa phương xác nhận, nên ngân hàng yên tâm hơn khi giải ngân cho các khoản vay tín chấp đối với nông dân. Điều quan trọng nhất là những người nông dân có thể tiếp cận dễ dàng và được vay các khoản vay cần thiết không cần thế chấp để mở rộng đầu tư sản xuất.

Theo Phi Long (danviet.vn)

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập379
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại852,638
  • Tổng lượt truy cập92,026,367
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây