Học tập đạo đức HCM

Trại lợn phải xây hầm biogas

Thứ tư - 24/12/2014 01:44
Đó là chỉ đạo của UBND xã Yên Lộc, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định nhằm đảm bảo môi trường không bị ô nhiễm trước sự phát triển của chăn nuôi tại địa phương.
Trại lợn phải xây hầm biogas

Theo ông Mai Văn Kỳ, Phó Chủ nhiệm HTX nông nghiệp kiêm thú y xã Yên Lộc: “UBND xã Yên Lộc đã ra Nghị quyết chỉ đạo: Mọi gia trại nuôi từ 10 con lợn trở lên phải xây dựng hầm biogas. Nếu hộ nào cố tình không thực hiện thì chính quyền kiên quyết đình chỉ chăn nuôi hoặc yêu cầu hộ gia đình đó phải di chuyển chuồng trại ra xa dân cư.

Trường hợp có gia đình nuôi quá nhiều lợn, lượng phân thải nhiều nhưng hầm chứa nhỏ, không đảm bảo xử lý phân thải trước khi thải ra môi trường, chúng tôi sẽ yêu cầu chủ trại phải xử lý một phần phân chuồng bằng cách ủ phân vi sinh để hạn chế tối đa lượng phân sống chưa qua xử lý".

Nhờ biện pháp mạnh tay nhằm đảm bảo môi trường chăn nuôi của chính quyền xã, nhiều gia đình đã đầu tư xây/lắp hầm biogas. Một số hộ chưa đầu tư như gia trại của ông Trần Văn Thuấn (quy mô từ 20 - 30 đầu lợn) và Hoàng Trọng Hinh (quy mô chăn nuôi 20 con) cũng đang có kế hoạch xây dựng công trình khí sinh học.

Theo ông Kỳ, những năm trước, việc sử dụng công nghệ biogas chưa được tuyên truyền rộng rãi. Các hộ chăn nuôi tự thuê một nhóm thợ ở địa phương xây dựng hầm hình chum với dung tích chứa từ 5 - 9 m3..., tuy nhiên quá trình thi công của một số nhóm thợ không đúng kỹ thuật nên hay xảy ra sự cố.

Đến bây giờ, hầu hết các hộ không xây mà lắp đặt hầm chứa nguyên liệu bằng vật liệu composite của những đơn vị uy tín SX. Quá trình vận hành rất ít khi xảy ra sự cố.

Ngày 21/10/2014, chuyên mục Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (Báo NNVN) phản ánh tình trạng một số hộ gia đình sử dụng biogas bí như “gà mắc tóc”, bởi họ không nắm được quy trình vận hành của công trình. Sau 2 tháng tuyên truyền, PV quay trở lại địa phương này và thấy rằng, nhận thức của đa số hộ chăn nuôi đã được chuyển biến.

Ông Hoàng Văn Hợi, xóm 4, xã Yên Lộc chia sẻ: "Hầm biogas nhà tôi xây từ năm 2005. Do không chú tâm công tác bảo dưỡng, lượng khí sinh ra rất thấp, có lúc đánh lửa bếp gas nhưng ngọn lửa cháy rất tòm tem, đun ấm nước 1 tiếng không sôi.

“Nghị quyết của UBND xã quy định kết thúc năm 2014, nếu hộ chăn nuôi nào nuôi từ 10 con lợn trở lên mà không có hầm chứa biogas thì sẽ ra văn bản yêu cầu tạm ngừng hoạt động hoặc buộc phải chuyển ra khu vực xa khu dân cư. Vì thế nhiều hộ đang tích cực đầu tư xây công trình khí sinh học”, ông Mai Văn Kỳ nói.

Mới đây, tôi cho nạo vét toàn bộ cặn bã lắng đọng lâu ngày, sau đó nạp phân lợn mới vào. Đường ống dẫn khí cũng được vệ sinh bên trong, để ráo nước rồi đưa vào sử dụng. Bây giờ bật bếp lên ga cháy vù vù cả ngày".

Việc pha nước cũng được tính toán khoa học. Mỗi kg phân tươi ông Hợi chỉ phun từ 2 - 3 lít nước, không dùng máy bơm xịt xối xả vô tội vạ như trước nữa. Mỗi tháng, ông cầm một chiếc gậy rồi khuấy trộn đều nguyên liệu dưới hầm để váng không tích tụ tạo thành lớp màng cứng.

Tại xã Trực Thuận, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định có nhiều gia trại nằm trong khu dân cư, tác động trực tiếp đến môi trường sống của người dân. Bắt đầu từ tháng 8, xã đã triển khai tuyên truyền, vận động nhân dân đăng ký tham gia xây dựng, lắp đặt công trình khí sinh học để nhận được hỗ trợ của dự án Hỗ trợ Nông nghiệp các bon thấp.

 Một số hộ gia đình chăn nuôi nhỏ, từ 10 - 15 con đã chuyển từ hình thức ủ phân truyền thống hoặc bán cho các chủ hồ cá sang lắp đặt hầm chứa biogas vật liệu composite.

Ông Nguyễn Văn Cường, xóm 5, xã Trực Ninh cho biết: "Năm 2004, gia đình tôi nuôi 6 con lợn nái và 40 con lợn thịt. Hầm biogas dung tích 9 m3 cơ bản đáp ứng yêu cầu xử lý phân thải.

Tuy nhiên, những năm sau tôi từng bước mở rộng quy mô, đến nay đã lên tới 150 con, người dân ngửi mùi hôi thối kêu ca mạnh lắm. Vừa rồi, tôi đầu tư xây thêm hẳn 2 hầm chứa dung tích 9 m3. Bây giờ vào chuồng hầu như không còn ngửi thấy mùi ô uế".

Theo Nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập699
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm698
  • Hôm nay83,422
  • Tháng hiện tại819,532
  • Tổng lượt truy cập93,197,196
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây