Học tập đạo đức HCM

Triển khai chương trình sữa học đường: Cần mở rộng quy mô đàn bò

Thứ tư - 24/10/2018 21:41
Để chương trình sữa học đường triển khai hiệu quả, theo ông Tống Xuân Chinh, cần áp dụng chương trình một cách linh hoạt, tùy điều kiện địa phương.

Ví dụ, ở vùng đồng bằng, đô thị, việc lưu thông thuận tiện, có điều kiện bảo quản có thể dùng sữa tươi 100% thanh trùng, nhưng ở miền núi vận chuyển xa xôi thì dùng sữa tươi 100% tiệt trùng để đảm bảo điều kiện bảo quản. Về hỗ trợ, ở thành thị, trẻ em vốn đã được tiếp xúc với nhiều sản phẩm sữa nhiều thì áp dụng không hỗ trợ, ở vùng đồng bằng có thể kêu gọi các doanh nghiệp hỗ trợ một phần nhưng ở miền núi thì phải có thể tài trợ toàn bộ từ trung ương, địa phương, khu vực kinh tế tư nhân.

 trien khai chuong trinh sua hoc duong: can mo rong quy mo dan bo hinh anh 1

Quy mô đàn bò được mở rộng, tăng năng suất, chất lượng sữa. Ảnh: K.N

Ngoài ra, ông Chinh cho rằng, cần đa dạng hóa các sản phẩm từ sữa khác ngoài sữa lỏng để trẻ em có nhiều sự lựa chọn, miễn là từ sữa như pho mát, sữa chua, váng sữa… Cần quy định hàm lượng đường sacc-harose trong các sản phẩm sữa để đảm bảo sức khỏe cho trẻ, giảm nguy cơ bệnh tật do ăn uống quá nhiều đường.

Hiện nay, bình quân tiêu thụ sữa quy đổi tính trên đầu người ở Việt Nam vẫn còn thấp, mới đạt 28kg/người/năm. Vì vậy, để nâng cao thể chất, tầm vóc, trí tuệ của trẻ, việc đầu tư phát triển ngành chăn nuôi bò sữa theo hướng đẩy mạnh liên kết sản xuất của nông hộ với các doanh nghiệp chế biến sữa, áp dụng công nghệ vào các khâu trong chuỗi giá trị sản phẩm sữa, mở rộng quy mô đàn bò, để tăng năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm tiến tới giảm phụ thuộc vào các nguồn sữa nhập khẩu là ưu tiên hàng đầu trong đề án tái cơ cấu chăn nuôi.

Chăn nuôi bò sữa trong nước phát triển không chỉ tạo được việc làm, thu nhập cho nông dân, thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp, giảm nhập khẩu mà còn giúp người tiêu dùng được sử dụng những sản phẩm sữa do chính doanh nghiệp Việt làm ra từ dòng sữa tươi của đàn bò Việt.

Theo Khánh Nguyên (danviet.vn)

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập443
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại869,287
  • Tổng lượt truy cập92,043,016
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây