50 trường hợp GBS đã được các bệnh viện công báo cáo vào tháng 7, tăng từ mức trung bình 25 trường hợp/tháng trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 6, Bộ Y tế Singapore (MOH) và Cơ quan Thực phẩm Singapore (SFA) cho biết trong một thông cáo báo chí hôm 30/8/2020.
Các cuộc điều tra trong phòng thí nghiệm cho thấy 18 trường hợp được báo cáo vào tháng 7 là GBS Type III ST283. Con số này gấp hơn bốn lần so với trung bình 4 trường hợp/tháng trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6.
Đa số các trường hợp là bệnh nhân từ 65 tuổi trở lên. Hầu hết đã hồi phục và xuất viện, mặc dù một bệnh nhân tử vong vì nguyên nhân không liên quan, Bộ Y tế Singapore cho biết.
Năm 2015, cùng một chủng vi khuẩn đã khiến hơn 160 người phải nhập viện vì sốt và các bệnh nhiễm trùng xâm lấn, chẳng hạn như viêm màng não, sau khi họ ăn yusheng, một món cá sống thường được dùng kèm với cháo.
Hai người chết vì nhiễm trùng và một trong những bệnh nhân, cựu kỹ thuật viên Tan Whee Boon, phải cắt cụt tất cả các chi.
Liên cầu khuẩn nhóm B (Streptococcus agalactiae hay GBS (Group B streptococcus)) thuộc chi Streptococcus, họ Streptococcaceae, bộ Lactobacillales.
GBS là một vi khuẩn Gram dương, thường gặp ở đường tiêu hóa và đường sinh dục của người phụ nữ, có thể không gây ra triệu chứng trên người mang bệnh (người lành mang vi khuẩn).
Tuy nhiên GBS là tác nhân gây nhiễm khuẩn hàng đầu liên quan đến thai kỳ và trẻ sơ sinh với tỷ lệ mắc và tử vong cao. Đôi khi nó có thể gây nhiễm trùng xâm lấn da, khớp, tim và não.
Nghiêm trọng hơn, liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) là nguyên nhân phổ biến nhất gây các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh như viêm màng não, viêm phổi hoặc nhiễm trùng huyết.
Ước tính có khoảng 2 - 4 trong số 10 phụ nữ có vi khuẩn GBS trong âm đạo, trực tràng.
Trong số những phụ nữ mang thai nhiễm GBS, khoảng 50% sẽ truyền từ mẹ sang con, tuy nhiên chỉ có 1 - 2% bị bệnh nhưng lại là các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm như nhiễm trùng máu, viêm màng não và viêm phổi và xảy ra sớm chủ yếu 12 - 24 tiếng sau sinh.
Từ những năm 1970, GBS nổi lên như tác nhân gây nhiễm khuẩn sơ sinh với tỷ lệ mắc và tử vong cao nhất tại Mỹ. 30 - 40% các trường hợp nhiễm trùng chu sinh do vi khuẩn là do GBS. Khi chưa có chiến lược dự phòng bằng kháng sinh, tỷ lệ trẻ nhiễm GBS khoảng 1,5/1.000 trẻ đẻ sống và mặc dù được chăm sóc trong điều kiện tốt nhất thì 10% số trẻ sơ sinh được chẩn đoán nhiễm GBS khởi phát sớm sẽ tử vong.
May mắn thay, hầu hết các bệnh nhiễm trùng GBS trong thai kỳ có thể được ngăn chặn nếu mẹ bầu được phát hiện trước khi sinh.
Các yếu tố nguy cơ của GBS, thường có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh, bao gồm các bệnh mãn tính hoặc bệnh đồng mắc tiềm ẩn, chẳng hạn như bệnh tiểu đường.
Sau khi dịch bệnh bùng phát, các cửa hàng thực phẩm đã bị cấm bán cá nước ngọt sống, sau khi các xét nghiệm cho thấy loại cá này bị nhiễm vi khuẩn cao hơn cá nước mặn và có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn khi ăn sống.
Đối với các trường hợp gần đây, cơ quan y tế đang thu thập thông tin về lịch sử thực phẩm của bệnh nhân và tiến hành điều tra thực địa tại các địa điểm khác nhau để xác định các nguồn GBS có thể có.
SFA cho biết họ đã không phát hiện ra chủng vi khuẩn ST283 trong quá trình kiểm tra mẫu cá định kỳ từ tháng 5/2019 đến tháng 8/2020.
Cơ quan này cũng đã kiểm tra các quầy hàng thực phẩm mà bệnh nhân đến thăm và thấy rằng không có quầy hàng nào bán món cá sống chế biến sẵn.
Cá sống chế biến sẵn dùng để ăn sống và thường được bán và tiếp thị riêng biệt với các loại cá sống khác dùng trong nấu ăn.
Tuy nhiên, SFA cũng cho biết họ đang đưa ra lời nhắc nhở các cửa hàng thực phẩm bán lẻ tuân thủ lệnh cấm bán cá nước ngọt sống. Những người bán cá sống chế biến sẵn cũng đã được nhắc nhở để đảm bảo thực hành vệ sinh tốt và xử lý thực phẩm đúng cách.
MOH cho biết họ cũng đã nhận cảnh báo của các bác sĩ thông tin về những trường hợp nghi ngờ GBS xâm lấn.
MOH và SFA cho biết: "Người dân chọn tiêu thụ cá sống chế biến sẵn phải nhận thức được những rủi ro liên quan. Nấu chín kỹ thực phẩm sống vẫn là cách hiệu quả nhất để tiêu diệt vi khuẩn".
Họ cảnh báo rằng những nhóm người dễ bị tổn thương, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người già hoặc những người mắc bệnh mãn tính như tiểu đường có thể dễ bị ảnh hưởng hơn và nên tránh ăn thực phẩm sống.
Mọi người cũng có thể giảm nguy cơ nhiễm trùng bằng cách rửa tay và dụng cụ nhà bếp kỹ lưỡng trước khi xử lý thực phẩm, đồng thời sử dụng bộ dao và thớt riêng cho thực phẩm sống và chín.
Theo Mỹ Hân/nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã