Học tập đạo đức HCM

Cà Mau: Lạ đời, cái chợ chỉ bán duy nhất một thứ cây đã chết ở xứ U Minh Hạ

Thứ tư - 02/09/2020 09:39
Tại xứ U Minh Hạ (tỉnh Cà Mau), có nhóm chợ chỉ bán duy nhất một mặt hàng, và cũng không có cảnh chào hàng hay rao bán. Người dân nơi đây gọi phiên chợ này là chợ tràm.

Vài năm trở lại đây, dọc theo tuyến đường Cà Mau – U Minh (đoạn 2 đầu kênh Khai Hoang, thuộc xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau) có hàng chục bãi tập kết cừ tràm mà người dân quen miệng gọi là chợ tràm.

Lạ đời chợ chỉ bán duy nhất một mặt hàng ở xứ U Minh Hạ - Ảnh 1.

Do nhu cầu trao đổi vận chuyển hàng hóa, hàng chục bãi tập kết cừ tràm đã được hình thành.

Lạ đời chợ chỉ bán duy nhất một mặt hàng ở xứ U Minh Hạ - Ảnh 2.

Chợ tràm thu hút hàng chục thương lái đến mua bán tràm mỗi ngày.

Cây tràm vốn là loại cây quen thuộc và hình ảnh những tán rừng tràm bạt ngàn được xem là một nét đặc trưng của xứ U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau. 

Qua thời gian, nay loại cây truyền thống này đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân sống dưới tán rừng. 

  •  

Cây tràm là vật liệu dùng trong các công trình xây dựng hiện nay. Để thuận tiện cho việc vận chuyển, mua bán, người dân dần hình thành khu vực tập kết tràm trong đất rừng U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau.

Tại chợ tràm U Minh Hạ (Cà Mau), hoạt động mua bán diễn ra quanh năm. Mỗi ngày có hàng trăm thương lái đến thu mua, vận chuyển cừ tràm đi tiêu thụ khắp các tỉnh ĐBSCL và TP HCM.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Phan Văn Nguyện (48 tuổi, ngụ xã Nguyễn Phích) cho hay, gia đình ông không đất sản xuất. Sau thời gian tích góp, vợ chồng ông thuê được 0,3ha đất nuôi tôm. Tuy nhiên, cuộc sống gia đình trở nên khó khăn khi con tôm không mang lại hiệu quả như mong muốn.  Gánh nặng cơm áo, gạo tiền đã đưa ông đến với nghề vác cừ tràm thuê cho các điểm tập kết.

Lạ đời chợ chỉ bán duy nhất một mặt hàng ở xứ U Minh Hạ - Ảnh 3.

Cừ tràm được đưa lên chợ tràm U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau.

Lạ đời chợ chỉ bán duy nhất một mặt hàng ở xứ U Minh Hạ - Ảnh 4.
Lạ đời chợ chỉ bán duy nhất một mặt hàng ở xứ U Minh Hạ - Ảnh 5.

Sau đó được phân loại và sắp xếp cừ tràm theo chuẩn nhất định.

"Tôi làm nghề vác cừ tràm thuê được gần 3 năm nay. Mỗi ngày trung bình tôi và những người làm nghề kiếm được khoảng 300.000 đồng, đủ trang trải cho cuộc sống", ông Nguyện chia sẻ.

  •  

Theo nhiều người làm nghề vác tràm thuê tại chợ tràm, đa số những người đi làm đều mang theo cơm để tiết kiệm chi phí. 

Tuy công việc vất vả nhưng đây là nghề có thu nhập khá ổn đối với những hộ không đất sản xuất hoặc lúc nông nhàn.

Thông thường, sau khi thu mua tràm, chủ các điểm tập kết sẽ cho người vào chặt, vận chuyển cây tràm ra chợ tràm U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau. 

Sau đó, 1 nhóm khác phụ trách việc đưa cây lên bờ, phân loại, chặt đọt và đưa cừ tràm lên xe hoặc xuống tàu của thương lái đổ về thu mua. 

Hiện, giá tràm giao động từ 28.000 -35.000 đồng/cây (tùy loại).

Lạ đời chợ chỉ bán duy nhất một mặt hàng ở xứ U Minh Hạ - Ảnh 6.
Lạ đời chợ chỉ bán duy nhất một mặt hàng ở xứ U Minh Hạ - Ảnh 7.
Lạ đời chợ chỉ bán duy nhất một mặt hàng ở xứ U Minh Hạ - Ảnh 8.

1 nhóm lao động khác phụ trách việc đưa cây lên bờ, phân loại, chặt đọt và đưa cừ tràm lên xe hoặc xuống tàu của thương lái đổ về thu mua.

Theo ông Nguyễn Hồng Biên - Phó Chủ tịch xã Nguyễn Phích, huyện U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau thu nhập chính của người dân trên địa bàn đa phần phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, trồng tràm và keo lai. Toàn xã có hơn 2.000ha rừng tràm và khoảng 20 điểm tập kết cừ tràm.

Lạ đời chợ chỉ bán duy nhất một mặt hàng ở xứ U Minh Hạ - Ảnh 9.

Mỗi lao động làm thuê tại chợ tràm có thể kiếm khoảng 300.000 đồng/ngày.

Lạ đời chợ chỉ bán duy nhất một mặt hàng ở xứ U Minh Hạ - Ảnh 10.

Đa số lao động đem theo cơm ăn để tiết kiệm.

"Những năm gần đây, nhờ cây tràm có giá trị kinh tế, đời sống người dân trên địa bàn ngày càng được cải thiện. Ngoài ra, các điểm tập kết cừ tràm hình thành cũng góp phần giải quyết việc làm, đem lại nguồn thu nhập cho nhiều lao động tại địa phương", ông Biên cho biết.

Theo Chúc Ly - Ngọc Quyên/danviet.vn
https://danviet.vn/la-doi-ngoi-cho-chi-ban-duy-nhat-mot-mat-hang-o-xu-u-minh-ha-20200831231835115.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập241
  • Máy chủ tìm kiếm16
  • Khách viếng thăm225
  • Hôm nay42,877
  • Tháng hiện tại849,908
  • Tổng lượt truy cập88,204,978
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây