Tháng 10/2020, bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Đến nay, đã xảy 184 ổ dịch tại 163 xã thuộc 65 huyện của 18 tỉnh, thành phố với tổng số gia súc mắc bệnh 2.240 con, với 267 con chết và tiêu hủy.
Tính riêng trong 2 tháng đầu năm 2021, đã xảy ra 81 ổ dịch thuộc 38 huyện của 15 tỉnh. Tổng số trâu, bò mắc bệnh là 805 con, trong đó đã tiêu hủy 63 con.
Hiện nay, cả nước có 42 ổ dịch tại 17 huyện của 8 tỉnh. Tổng số gia súc mắc bệnh là 771 con, số gia súc đã tiêu hủy là 39 con. Nặng nhất hiện nay là tỉnh Hà Tĩnh có 27 ổ dịch và 464 con gia súc mắc bệnh.
Khi bệnh mới xuất hiện Bộ NNPTNT, Cục Thú y, đặc biệt là Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến đã rất quan tâm, chỉ đạo các giải pháp rất kịp thời, trong đó đã cho phép nhập khẩu trên 1,1 triệu liều vaccine.
Trên cơ sở đó, Bộ NNPTNT đã chỉ đạo nhập khẩu khẩn cấp 50.000 liều vaccine (bao gồm 10.000 liều vaccine Lumpyvac từ Thổ Nhĩ Kỳ, 20.000 liều vaccine LumpyShield từ Jordan và 20.000 liều vaccine Mevac LSD từ Ai Cập) để triển khai thí điểm tiêm phòng, chống dịch tại 8 tỉnh (Sơn La, Hà Giang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hòa Bình, Ninh Bình, Hà Tĩnh và Quảng Trị) và một số trại bò sữa.
Theo Cục Thú y, kết quả đánh giá bước đầu về hiệu quả của vaccine tại thực địa cho thấy số trâu, bò được tiêm phòng vaccine đến nay đều khỏe mạnh, không phát bệnh sau khi tiêm vaccine được 2 tuần.
Kết quả đánh giá bước đầu về hiệu quả của vaccine tại thực địa cho thấy số trâu, bò được tiêm phòng vaccine đến nay đều khỏe mạnh, không phát bệnh sau khi tiêm vaccine được 2 tuần.
Cục Thú y (Bộ NNPTNT)
Như vậy, vaccine sử dụng trong tiêm phòng thí điểm phòng bệnh viêm da nổi cục đảm bảo an toàn, có hiệu quả trong phòng bệnh viêm da nổi cục tại thực địa.
Tuy nhiên, việc thực hiện tiêm phòng thí điểm nên số lượng vaccine ít nên không triển khai được trên địa bàn rộng, số lượng trâu, bò được tiêm thấp so với tổng đàn tại các địa bàn có nguy cơ cao; do vậy, dịch bệnh có nguy cơ tiếp tục phát sinh và lây lan.
Cục Thú y nhận định, nguy cơ dịch bệnh viêm da nổi cục tiếp tục lây lan nhanh, ở phạm vi rộng là rất cao. Bởi, một số địa phương chưa triển khai quyết liệt, đồng bộ, xử lý dứt điểm và tiêu hủy gia súc khi mới xuất hiện dịch bệnh; các véc tơ truyền bệnh (ruồi, muỗi, ve, mòng hút máu, truyền bệnh,…); chăn thả trâu, bò trên các cánh đồng, bãi chăn thả chung còn khá phổ biến.
Cùng với đó, nhu cầu vận chuyển, giết mổ trâu, bò gia tăng mạnh; thời tiết cực đoan trong khi điều kiện các hộ chăn nuôi, nhất là tại các tỉnh miền núi còn hạn chế, gặp nhiều khó khăn khi áp dụng các biện pháp phòng bệnh; giá trị kinh tế của trâu, bò là khá cao, do đó đã có tình trạng người chăn nuôi ở một số địa phương bán chạy, giết mổ gia súc bệnh.
Trước bối cảnh đó, theo ông Long, Cục Thú y đã báo cáo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến ký văn bản gửi cho các địa phương để tiến hành tiêm phòng bao vây trong vòng phạm vi 100km theo khuyến cáo của OIE, FAO và kinh nghiệm các nước.
Cùng với việc mở rộng tiêm vaccine, theo ông Long, hiện lãnh đạo Bộ đã giao cho Viện Thú y nghiên cứu về mặt dịch tễ học. Đồng thời, mời 2 đơn vị là Công ty Navetco, Công ty CP thuốc Thú y Trung ương 5 phối hợp cùng các đơn vị của Cục tiến hành thu thập các mẫu virus ở các ổ dịch để sau này sử dụng ngân hàng virus đó phục vụ cho việc nghiên cứu, sản xuất vaccine.
Theo Khương Lực/danviet.vn
https://danviet.vn/benh-viem-da-noi-cuc-tren-trau-bo-vi-sao-phai-tiem-phong-bao-vay-trong-pham-vi-toi-100km-2021022408133104.htm
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã