Học tập đạo đức HCM

Chuyển đổi số thời COVID-19

Thứ sáu - 04/06/2021 03:59
TP. Đà Nẵng đã triển khai nhiều ứng dụng công nghệ trong đời sống của người dân, mang lại hiệu quả tích cực, giúp công tác truy vết hiệu quả hơn giữa lúc dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

Tình nguyện viên hướng dẫn hành khách khai báo y tế trực tuyến bằng mã QR -  Ảnh: VGP/Minh Trang

Khai báo y tế trực tuyến bằng mã QR

Những ngày gần đây, hành khách trên các tuyến xe khách đến TP. Đà Nẵng đều phải thực hiện khai báo y tế khi đi qua các chốt kiểm dịch.

Để tiết kiệm thời gian, trước khi đến địa phận Đà Nẵng, tài xế xe khách đều nhắc nhở hành khách trên xe dùng điện thoại thông minh để khai báo y tế trực tuyến.

Người dân thực hiện khai báo y tế trực tuyến sẽ được cấp một mã QR. Khi đi qua các chốt kiểm, người dân chỉ cần mở điện thoại, dùng hình ảnh mã QR để đưa vào máy quét mã. Hệ thống sẽ tự động phân tích dữ liệu thông tin. Đối với trường hợp có yếu tố dịch tễ liên quan đến người nghi nhiễm COVID-19, đến từ vùng dịch… lực lượng chức năng sẽ thực hiện ngay các biện pháp nghiệp vụ y tế phòng chống dịch COVID-19 theo quy định. Lực lượng tình nguyện viên tại các chốt sẽ hướng dẫn cụ thể cho từng trường hợp nếu người dân chưa biết sử dụng điện thoại để khai báo điện tử.

Chị Nguyễn Thị Hồng Anh, một hành khách tuyến xe Bình Định-Đà Nẵng, chia sẻ: “Tôi thấy việc khai báo y tế này rất tốt, thuận tiện cho mọi người và bảo đảm an toàn phòng chống dịch”.

Hiện nay, Đà Nẵng đã triển khai 15 chốt kiểm soát dịch ở các cửa ngõ ra vào thành phố. Việc kiểm tra khai báo y tế qua mã QR tại các chốt này mang lại hiệu quả tích cực, ngăn chặn nguy cơ xâm nhập nguồn bệnh từ các địa phương.

Với 15 chốt kiểm soát tình hình dịch tại các điểm trọng yếu ra vào Thành phố, Đà Nẵng đã trang bị 15 máy quét mã QR. Thông tin, dữ liệu khai báo y tế sẽ được đưa về Trung tâm Dữ liệu Thành phố để phục vụ người dân, du khách tiếp tục sử dụng khi đến các địa điểm khác hoặc các cơ sở lưu trú trên địa bàn. Đối với người dân, du khách khi đi ra khỏi Thành phố, bộ phận kiểm soát sẽ cho ghi nhận và đưa vào dữ liệu không còn lưu trú tại Đà Nẵng để phục vụ cho việc quản lý.

Người dân sử dụng mã QR để vào chợ đầu mối Hòa Cường - Ảnh: VGP/Minh Trang

Đi chợ bằng thẻ ứng dụng mã QR

Để phòng chống dịch, hiện nay tại một số chợ trên địa bàn Đà Nẵng đã và đang triển khai thí điểm thẻ đi chợ mã QR. Thay vì phiếu đi chợ 3 ngày/lần, người dân sẽ được phát một thẻ giấy đi chợ có mã QR, chỉ cần lưu trữ, chụp lại thẻ là người dân có thể vào chợ. Điều này không những mang thuận lợi cho người dân mà giúp công tác truy vết hiệu quả hơn.

Hiện việc phát thẻ đi chợ mã QR được thí điểm tại 4 chợ trên 5 địa bàn phường thuộc quận Hải Châu, gồm chợ Đống Đa, chợ Hàn, chợ Cồn và chợ đầu mối Hòa Cường.

Tại chợ đầu mối Hoà Cường, quận Hải Châu, những ngày này, Ban Quản lý chợ đã bố trí thêm tấm bảng “Điểm quét thẻ vào chợ” ở 4 cổng. Ngoài máy đo nhiệt độ hằng ngày, nhân viên ở các cổng được trang bị thêm điện thoại thông minh cài đặt sẵn ứng dụng eTicket-Đà Nẵng. Khi vào chợ, người dân chỉ cần đưa thẻ có mã QR để nhân viên Ban Quản lý chợ quét mã. Nếu hiển thị check-in thành công, người dân được vào chợ. Quá trình vào chợ bằng thẻ đi chợ mã QR chỉ mất khoảng 25 giây.

Ông Diệp Hoàng Thông Anh, Trưởng Ban Quản lý chợ đầu mối Hoà Cường, cho biết: “Ứng dụng này có thể dễ dàng quản lý người ra vào chợ, nhân viên chỉ cần quét mã, nếu ứng dụng hiển thị màu xanh tức là check-in thành công, người dân có thể vào chợ. Nếu màu đỏ tức là họ đi chợ không đúng ngày hoặc đã đi chợ khác trong ngày hôm đó, nhân viên giải thích mời họ ra về”.

Ông Nguyễn Văn Trừ, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Đà Nẵng, cho biết việc thí điểm triển khai thẻ vào chợ mã QR nhằm mục đích tiết kiệm chi phí in ấn thẻ vào chợ, truy vết nhanh, kiểm soát người ra vào để phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19.

“Để lâu dài, chúng tôi đề nghị UBND các quận, huyện và các xã, phường đồng loạt triển khai để chúng ta dùng một thẻ ra vào chợ mã QR thôi, không dùng thẻ cũ nữa”, ông Nguyễn Văn Trừ đề xuất.

                                                                                                                           Minh Trang/chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập851
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại769,213
  • Tổng lượt truy cập93,146,877
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây