Học tập đạo đức HCM

Đề án tái canh cà phê ở Quảng Trị không đạt mục tiêu

Thứ năm - 25/02/2021 20:57
Tính đến cuối năm 2020, diện tích trồng mới và tái canh cây cà phê ở Quảng Trị đạt 490ha/800 ha, chỉ đạt 61% so với mục tiêu đề ra.
Người dân Quảng Trị xen canh các loại cây loại cây trồng khác khi giá cà phê xuống thấp. Ảnh: Công Điền.

Người dân Quảng Trị xen canh các loại cây loại cây trồng khác khi giá cà phê xuống thấp. Ảnh: Công Điền.

Hơn 53% diện tích cà phê già cỗi, thoái hóa

Thống kê cho thấy, toàn tỉnh Quảng Trị hiện có 4.666ha cà phê, trong đó có 4.200ha cho sản phẩm, sản lượng ước đạt 4.584 tấn. Diện tích sản xuất có liên kết đạt hơn 1.000ha, diện tích sản xuất theo quy trình an toàn (tiêu chuẩn 4C, hữu cơ sinh thái…) đạt hơn 500 ha.

Tuy nhiên, với hơn 53% diện tích cà phê già cỗi, thoái hóa và nhiễm sâu bệnh nặng (hơn 2.400ha trồng trước năm 2000) việc tái canh để nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng cây cà phê trên địa bàn tỉnh Quảng Trị là việc làm cấp thiết.

Trước thực trạng đó, ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Trị đã kịp thời tham mưu UBND tỉnh ban hành đề án “Tái canh và phát triển bền vững cây cà phê chè trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017 - 2020, có tính đến năm 2025”. Mục tiêu của đề án là góp phần hoàn thành mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới.

Để thực hiện đề án tái canh cà phê này, tỉnh Quảng Trị đã huy động nguồn hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân  với tổng kinh phí đến hết năm 2020 là gần 10 tỷ đồng, trong đó, chủ yếu là huy động từ như thông qua hoạt động hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ trên địa bàn (Viện Mekong, Dự án EMEE - Tổ chức Tầm nhìn Thế giới…) huyện Hướng Hóa để thúc đẩy phát triển sản xuất, chế biến cà phê, phục vụ Đề án tái canh giai đoạn 2017-2020 với kinh phí khoảng 8 tỷ đồng.

Cây cà phê là nguồn thu nhập chính của hàng ngàn hộ gia đình ở huyện miền núi Hướng Hóa, Quảng Trị. Ảnh: Công Điền.

Cây cà phê là nguồn thu nhập chính của hàng ngàn hộ gia đình ở huyện miền núi Hướng Hóa, Quảng Trị. Ảnh: Công Điền.

Do điều kiện khó khăn của tỉnh, nguồn hỗ trợ của ngân sách Nhà nước chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số kinh phí hỗ trợ đề án tái canh cây cà phê. Tính đến cuối năm 2020, kinh phí hỗ trợ thực hiện đề án tái canh 1,5 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh 550 triệu đồng, ngân sách huyện trên 1 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, để thực hiện đề án tái canh cây cà phê, thời gian qua, các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Quảng Trị luôn tích cực triển khai các chính sách tín dụng để hỗ trợ, tạo mọi điều kiện để người dân trên địa bàn được vay vốn thực hiện dự án trồng, chăm sóc, thu mua, chế biến cà phê.

Tính đến năm 2020, tổng dư nợ cho vay ngành cà phê theo nghị định 55/2015/NĐ-CP là trên 102 tỷ đồng. Trong đó, cho vay trồng mới cà phê hơn 4 tỷ đồng, cho vay chăm sóc cà phê trên 39 tỷ đồng, cho vay thu mua, chế biến cà phê 59 tỷ đồng…

Nông dân bỏ bê vườn cà phê vì giá thấp

Dù đề án “Tái canh và phát triển bền vững cây cà phê chè trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017 – 2020” được sự quan tâm tâm của các cấp ngành địa phương và triển khai sâu rộng đến người dân nhưng việc thực hiện vẫn gặp nhiều khó khăn, trong đó chủ yếu là diện tích trồng mới và tái canh cây cà phê đã không đạt mục tiêu như đề án hướng tới.

Tính đến cuối năm 2020, thống kê của Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị cho thấy, diện tích trồng mới và tái canh cây cà phê ở địa phương chỉ đạt 490ha/800ha, chiếm 61% so với kế hoạch. Trong đó năm 2017 diện tích tái canh là 137ha, năm 2018 diện tích tái canh là 150ha, năm 2019 là 82ha và năm 2020 là 121ha.

Do giá xuống thấp, nhiều nông dân ở Quảng Trị không còn mặn mà với cây cà phê. Ảnh: Công Điền.

Do giá xuống thấp, nhiều nông dân ở Quảng Trị không còn mặn mà với cây cà phê. Ảnh: Công Điền.

Nguyên nhân có nhiều nhưng chủ yếu là do những năm gần đây, giá cà phê xuống thấp dẫn đến người trồng cà phê càng làm càng lỗ nên không mặn mà trong việc trồng mới và tái canh diện tích cà phê già cỗi, thoái hóa.

Gia đình nông dân Nguyễn Xuân Quế, ở thôn Tân Pun, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) có 3ha cà phê được trồng từ những năm 2000 hiện nay đã chuyển đổi sang trồng keo tràm gần 1/2 diện tích. Ông Quế cho hay, với mức giá cà phê quả tươi khoảng từ 4.000 - 5.000 đồng/kg như hiện nay càng đầu tư vào trồng cà phê, nông dân càng lỗ.

“Đó là cũng là lý do tôi và nhiều nông dân ở địa phương quyết định không tái đầu tư vào cây cà phê mà chuyển sang canh tác các loại cây trồng khác dù cây cà phê đã gắn bó với gia đình tôi từ hàng chục năm nay”, ông Quế buồn bã nói.

Trong khi đó, ông Trần Thanh Hiền, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị thừa nhận, thời gian qua, trước tình trạng giá cà phê xuống thấp, đã xuất hiện tình trạng người dân bỏ vườn không chăm sóc, không đầu tư tái hoặc chuyển đổi sang trồng sắn, chanh leo… dẫn đến năng suất, sản lượng và diện tích tái canh không đạt chỉ tiêu đề ra.

Cũng theo ông Hiền, dù gặp nhiều khó khăn nhưng thời gian tới, tỉnh Quảng Tri vẫn quyết tâm duy trì ổn định diện tích cà phê đạt 4.500 - 5.000 ha và hàng năm diện tích trồng mới, tái canh đạt 150 - 200ha.

Để thực hiện mục tiêu đề ra, tỉnh Quảng Trị tiếp tục tập trung các nguồn lực phát triển, quy hoạch các vùng canh tác theo hướng hữu cơ, sinh thái, đáp ứng nhu cầu thưởng thức cà phê chất lượng cao kết hợp mô hình du lịch sinh thái cộng đồng.

Tăng cường công tác quản lý nguồn giống phục vụ tái canh, tiếp tục phối hợp với các đơn vị (Viện Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, các Trung tâm nghiên cứu…) thử nghiệm, lựa chọn bộ giống mới, chất lượng cao phù hợp điều kiện sinh thái của địa phương.

Ban hành các chính sách phát triển bền vững cũng như mang lại thu nhập cao cho người sản xuất cà phê, chú trọng quảng bá, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu cho cà phê Quảng Trị, khôi phục thương hiệu cà phê Khe Sanh…

Cùng với đó, tiếp tục nghiên cứu, chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ, nâng cao tư duy, nhận thức về sản xuất, thu hái cà phê chất lượng cao cho người nông dân; quy hoạch các vùng trồng cà phê phù hợp (độ cao, độ che bóng, chất đất…) nhằm đầu tư xây dựng mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc, tiến tới chứng nhận các tiêu chuẩn hữu cơ, 4C, Rainforest… đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu.

Theo Công Điền/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập95
  • Hôm nay28,652
  • Tháng hiện tại984,180
  • Tổng lượt truy cập93,361,844
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây